Không phân loại rác tại nguồn khi nào bị xử phạt?

 

Theo nghị định 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực kể từ ngày 25-8, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định bị phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu đồng.

tình trạng khi thu gom rác thải sinh hoạt không được phân loại

Hiện chưa có địa phương nào trên cả nước ban hành quy định phân loại rác tại nguồn theo Luật bảo vệ môi trường 2020. (ảnh TTXVN)

Đại diện Vụ Chính sách, pháp chế và thanh tra – cho biết: “Theo quy định, thời điểm áp dụng để phân loại và xử phạt tại nghị định 45 là khi địa phương ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo Luật bảo vệ môi trường 2020.

Vụ Chính sách, pháp chế và thanh tra (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) là đơn vị được giao đầu mối xây dựng các hành vi vi phạm hành chính quy định tại nghị định 45.

Theo nghị định 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực kể từ ngày 25-8, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định bị phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy đến nay vẫn chưa có địa phương nào trên cả nước ban hành quy định phân loại rác tại nguồn theo Luật bảo vệ môi trường 2020.

Vụ Chính sách, pháp chế và thanh tra (Tổng cục Môi trường) cho biết: “Những năm tới, địa phương nào ban hành quy định phân loại rác tại nguồn thì áp dụng nghị định 45 luôn”.

Luật quy định chậm nhất đến ngày 31-12-2024 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải áp dụng để thực hiện. Như vậy, những năm tới, địa phương nào ban hành quy định phân loại rác thì sẽ áp dụng nghị định 45 luôn mà không phải chờ đến cuối năm 2024″.

“Ngày 25-8 tới, nghị định 45 có hiệu lực thì cần thời gian để áp dụng, trường hợp phát sinh vướng mắc, bất cập mà địa phương có ý kiến thì chúng tôi sẽ tổng hợp, nghiên cứu, rà soát, sau đó tham mưu điều chỉnh cho phù hợp với thực tế”, đại diện Vụ Chính sách cho biết .

Như vậy, trên thực tế, vẫn còn cần nhiều thời gian và sự vào cuộc của chính quyền địa phương để việc xử phạt hành vi “Không phân loại rác tại các hộ gia đình” đi vào thực tiễn.

Theo Tổng cục Môi trường, mỗi ngày, cả nước phát sinh hơn 60.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó khu vực đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%. Tổng cục Môi trường cho hay tỉ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực đô thị trung bình đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%.

Trong đó, 13% rác thải được đốt, 16% được chế biến, khoảng 71% được chôn lấp.

Chất thải nhựa khó phân hủy với tỉ lệ trong các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt ước tính khoảng 6 – 8% cũng đang là vấn đề thách thức trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.