Để tránh tác động ngược, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần lưu ý tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dưới đây khi con đói.
Mục Lục
Sữa
Bố mẹ thường có thói quen cho trẻ uống sữa khi đói vì đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng và nhanh chóng. Tuy nhiên các loại sữa nói chung, bao gồm cả sữa đậu nành, sữa chua đều có hại khi trẻ đang đói. Lúc này, cơ thể sẽ tăng nhiệt lượng, gây buồn ngủ, mệt mỏi và dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cách uống sữa hiệu quả nhất là kết hợp cùng bữa hoặc các thực phẩm có chứa tinh bột. Hoặc bố mẹ có thể cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua sau khi ăn 2 tiếng hoặc trước khi ngủ, vừa tăng cường miễn dịch mà còn bổ sung thêm nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
Khoai lang
Đây là thực phẩm tốt cho tiêu hóa nhưng sẽ gây hại khi ăn lúc đó. Lúc đói, khoai lang vào sẽ làm kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, dẫn đến hiện tượng ruột cồn cào, đầy bụng, khó tiêu.
Một số loại trái cây
Một số loại trái cây trẻ cần tránh khi trẻ bị đói là cam, quýt, chuối, hồng, dứa. Ăn vào khi đói có thể khiến trẻ thấy đầy bụng, bức bối, ợ chua. Nếu tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa, tổn thương dạ dày, dễ dẫn đến sỏi thận.
Đồ lạnh
Ăn đồ lạnh khi bụng đói sẽ làm tăng sức nặng cho dạ dày, buộc dạ dày co bóp liên tục và bị đau dạ dày. Lâu dần, cơ thể cũng dễ bị nhiễm bệnh và suy yếu hơn thông thường.
Thực phẩm nhiều đường
Vì đường dễ tiêu hóa và hấp thụ nên khi tiêu thụ trong lúc cơ thể đói, lượng insulin tiết ra không đủ sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao. Đồng thời, trẻ ăn bánh, kẹo và những thực phẩm ngọt cũng làm ngang dạ, không muốn tiếp tục ăn các bữa chính, cũng như không hấp thu được các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Nên ăn gì khi đói?
Thay vào đó, bố mẹ có thể cho trẻ ăn yến mạch, kiều mạch, bột ngô, trái cây tươi (trừ những loại được liệt kê ở trên) hay trứng… Trong số các thực phẩm nên ăn khi đói, trứng là thực phẩm nhanh gọn và tiện lợi nhất. Ngoài giúp no lâu, trứng còn là thực phẩm bổ dưỡng mang lại rất nhiều lợi ích.
Theo Ths.BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng. Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, vitamin A, kẽm…
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa.
Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:
– Trẻ 6 -7 tháng tuổi: một nửa lòng trứng gà/bữa, 2 -3 lần/tuần.
-Trẻ 8 -12 tháng tuổi: 1 lòng đỏ/bữa, 3 – 4 bữa trứng 1 tuần.
– Trẻ 1 -2 tuổi: 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
– Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.