Vì chất béo không trộn lẫn với nước nên chúng được tiêu hóa và hấp thụ vào máu của bạn khác với carbohydrate và protein. Điều này đúng với hầu hết các chất béo trong chế độ ăn uống của bạn, nhưng không phải tất cả các chất béo. Một nhóm chất béo, chất béo trung tính là một ngoại lệ. Chúng được tiêu hóa giống như carbohydrate và protein hơn là chất béo, vì vậy chúng sẽ đi trực tiếp đến máu.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để người sử dụng hiểu rõ hơn về cách chất béo di chuyển từ thức ăn vào máu.
Mục Lục
Chất béo là gì?
Cholesterol hay còn gọi là chất béo, có trong màng tế bào của đại đa số các mô tổ chức trong cơ thể và chúng được vận chuyển trong huyết tương của cơ thể con người.
Nguồn gốc của cholesterol phần lớn là từ thức ăn được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, và một phần nhỏ cholesterol được hấp thu trực tiếp từ thức ăn như: sữa, trứng, não, thịt đỏ, lòng lợn, lòng bò, mỡ động vật, tôm…
Đặc điểm của cholesterol là: không thể tan trong máu khi di chuyển đến các tế bào thì phải nhờ vào lipoprotein máu (lipoprotein là chất do gan tổng hợp ra, tan trong nước mang theo cholesterol).
Cơ thể sử dụng cholesterol làm điểm khởi đầu để tạo ra estrogen, testosterone, vitamin D và các hợp chất quan trọng khác.
Cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol xấu LDL (là cholesterol xấu vì chúng tích tụ trong thành động mạch, làm cho động mạch cứng và hẹp), là chất quan trọng nhất trong việc xác định nguy cơ sức khỏe.
Lượng cholesterol LDL trong máu càng cao thì nguy cơ mắc đau tim do máu đông càng lớn. Cholesterol cao có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và mạch máu ngoại biên. Cholesterol cao cũng là tác nhân gây nên bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
Những trường hợp như người thừa cân, béo phì; người có chế độ ăn uống không lành mạnh, không luyện tập thể thao; hút thuốc lá; tiền sử gia đình có cholesterol cao; những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh thận hoặc thiểu năng tuyến giáp sẽ đối mặt với nguy cơ cao mắc cholesterol cao.
Chất béo di chuyển từ thức ăn vào máu như thế nào?
Chất béo và cholesterol không thể hòa tan được trong nước và máu, thay vào đó, cơ thể chuyển đổi chất béo và cholesterol thành các hạt nhỏ, được bao phủ bởi protein gọi là lipoprotein . Lipoprotein có thể vận chuyển nhiều chất béo và dễ dàng trộn lẫn với máu và lưu thông trong máu. Một số hạt trong những hạt này to và mịn, trong khi những hạt khác nhỏ và dày đặc. Những chất quan trọng nhất là lipoprotein mật độ thấp (LDL), Lipoprotein mật độ cao (HDL) và triglycerid.
Đối với lipoprotein mật độ thấp sẽ mang cholesterol từ gan đến các cơ quan khác của cơ thể. Các tế bào bám vào các phần tử này và chiết xuất chất béo và cholesterol từ chúng.
Khi có quá nhiều LDL cholesterol trong máu, các hạt này sẽ dần hình thành cặn trong thành động mạch vành và các động mạch khác trên khắp cơ thể. Những chất cặn này theo thời gian lắng đọng ở thành mạch và trở thành mảnh bám vữa xơ mạch máu, dẫn tới tình trạng thu hẹp động mạch và hạn chế lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ tạo thành cục máu đông. Cho tới một thời điểm các mảng bám này vỡ ra, gây nên các cơn đau tim hoặc đột quỵ hết sức nguy hiểm. Do đó, cholesterol LDL thường được gọi là cholesterol xấu hoặc có hại cho cơ thể.
Đối với lipoprotein mật độ cao (HDL) sẽ lọc cholesterol từ máu, từ LDL cholesterol và từ thành động mạch. Sau đó đưa chúng trở lại gan để được thải bỏ. HDL cholesterol có thể coi là một chiếc xe chở rác thải của dòng máu. Vậy nên người ta coi HDL cholesterol thường được gọi là cholesterol tốt hoặc cholesterol mang chức năng bảo vệ.
Chất béo trung tính được tạo nên từ hầu hết các chất béo được đưa vào cơ thể và di chuyển qua đường máu. Chất béo trung tính được coi là phương tiện chính của cơ thể để vận chuyển chất béo đến với tế bào. Bên cạnh đó, chất béo trung tính cũng rất quan trọng đối với sức khỏe con người mặc dù mức độ chất béo trung tính cao có thể không tốt cho sức khỏe.
Như vậy, đối với một cơ thể, để đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất nên điều chỉnh LDL cholesterol càng thấp càng tốt và HDL cholesterol cao nhất có thể, điều này sẽ giúp cho mọi người có thể ngăn ngừa được nguyên nhân gây bệnh tim và các bệnh mạn tính khác
Chất béo và cholesterol trong thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến mức cholesterol trong máu?
Các loại chất béo trong chế độ ăn uống giúp xác định đúng được lượng cholesterol toàn phần, HDL cholesterol và LDL cholesterol có trong máu. Các loại và lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò nhất định.
Cholesterol trong thực phẩm thực chất không nhiều nhưng khi người sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến dư thừa cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như thói quen, lối sống của mỗi người cũng có thể ảnh hưởng tới nồng độ cholesterol máu như lười vận động, lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối quan hệ giữa lượng cholesterol một người tiêu thụ và mức cholesterol trong máu của họ. Các nhà nghiên cứu Harvard phát hiện ra rằng tiêu thụ khoảng một quả trứng mỗi ngày không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nhưng đối với những người đang mắc bệnh tim hoặc tiểu đường nên theo dõi việc tiêu thụ trứng để đảm bảo lượng cholesterol không tăng cao.
Đối với hầu hết mọi người, lượng cholesterol ăn vào chỉ có tác động khiêm tốn đến lượng cholesterol lưu thông trong máu. Tuy nhiên, đối với một số người khác thì mức cholesterol trong máu tăng và giảm rất mạnh liên quan đến lượng cholesterol ăn vào. Đối với những “người phản ứng” này, việc tránh thực phẩm giàu cholesterol có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol trong máu là cần thiết đối với họ.
Nguồn: Bệnh viện Vinmec
Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.