Một nghiên cứu mới cảnh báo việc ăn ít tinh bột có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí dẫn đến đột quỵ.
Tiến sĩ Xiaodong Zhuang từ Đại học Trung Sơn (Quảng Châu -Trung Quốc) và các cộng sự vừa mang đến Hội nghị Quốc tế do Đại học Tim mạch Mỹ một nghiên cứu về chế độ ăn uống của con người.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 14.000 tình nguyện viên có trái tim hoàn toàn khỏe mạnh tại Mỹ. Kết quả cho thấy sau 22 năm, có 1.900 tình nguyện viên đã phát triển chứng rung tâm nhĩ, một hình thức rối loạn nhịp tim phổ biến.
Khi chia tình nguyên viên thành các nhóm dựa trên chế độ ăn uống, các nhà khoa học phát hiện những người mà carbohydrat (một thành phần dinh dưỡng đa lượng có nhiều trong cơm trắng) chỉ chiếm khoảng 45% lượng calo tiêu thụ hàng ngày có nguy cơ bị rung tâm nhĩ cao hơn 18% so với những người mà carbohydrate chiếm từ 45-52% lượng calo tiêu thụ.
So sánh với nhóm người nạp quá nhiều carbohydrate (trên 52%), nhóm ăn low-carb (hạn chế carbohydrate, tăng protein) có nguy cơ bị rung tâm nhĩ cao hơn 16%.
Chứng rung tâm nhĩ và các dạng rối loạn nhịp tim khác đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 5 lần, chưa kể có thể dẫn đến suy tim.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Deepshika Agarwal, gạo trắng là lương thực chính ở hầu hết các các nước Đông Á. Nếu một người ăn cơm cả đời, cơ thể họ đã quen với chế độ ăn gạo trắng.
Vì vậy, người Châu Á sẽ mất một thời gian để chuyển sang gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt và nó quá trình trao đổi chất cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Việc cắt tinh bột hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, dễ gây các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp
The Health Site cho biết gạo trắng không tinh chế là một nguồn cung cấp vitamin B12, niacin, vitamin D, thiamine, chất xơ và riboflavin. Cơm ít chất béo bão hòa và có lượng cholesterol tốt cho sức khỏe tim mạch.
Trên thực tế, hàm lượng chất xơ trong gạo giúp giảm táo bón và các bệnh liên quan đến dạ dày. Qua phân tích, các nhà nghiên cứu tin rằng việc ăn thịt đỏ và thực phẩm chứa chất béo bão hòa càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Năm 2018, một nghiên cứu khác từ Đại học Harvard (Mỹ) từng đưa ra lời cảnh báo đối với những người ăn low-car. Nhóm tác giả chứng minh chế độ ăn ít hơn 40% hay nhiều hơn 65% carbohydrate trong khẩu phần có thể khiến con người chết sớm.
Tờ India Times khuyến cáo nếu muốn giảm cân, mọi người giảm tổng thể lượng thức ăn, thêm nhiều rau xanh, trái cây thay vì ăn low-carb.
Chế độ ăn low-carb là chế độ ăn giới hạn lượng carbohydrate và tăng tỉ lệ protein cũng như chất béo trong khẩu phần (carbohydrate có trong các thức ăn như ngũ cốc, rau và hoa quả). Low-card thường được áp dụng với mục đích giảm cân.
Chế độ ăn kiêng low-carb dựa trên nguyên lý hạn chế tiêu thụ tinh bột (carbohydrate) – chẳng hạn như carb có trong ngũ cốc, rau củ nhiều tinh bột và trái cây – đồng thời nhấn mạnh vào thực phẩm giàu protein và chất béo. Có nhiều kiểu ăn kiêng low-carb. Mỗi chế độ ăn uống có những hạn chế khác nhau về định lượng và các loại carb có thể tiêu thụ khác nhau.
Tuy nhiên, với thông tin chúng tôi vừa đưa ra, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi định cắt giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.