Nga dội mưa đạn, phá hủy nhiều mục tiêu quân sự của Ukraine

 

Bộ Quốc phòng Nga đã đăng tải một đoạn video ghi lại cảnh các pháo phản lực phóng loạt của lực lượng này tiêu diệt các mục tiêu quân sự của quân đội Ukraine.

Trong một đoạn video được đăng tải hôm 31/8, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của quân đội nước này đã tấn công tiêu diệt nhiều xe quân sự của Ukraine.

Pháo phản lực Nga dội mưa đạn vào các mục tiêu quân sự của Ukraine

Theo Bộ Quốc phòng Nga, vụ tập kích dữ dội đêm 31/8 đã tiêu diệt ít nhất 10 xe tải chuyên dụng của quân đội Ukraine, trong đó có những xe chở theo đạn pháo cho lựu pháo M777 cỡ nòng 155mm do Mỹ viện trợ.

Thời gian và địa điểm chính xác của vụ tập kích kể trên chưa được công bố. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định đây là động thái đáp trả của Nga nhằm làm chậm kế hoạch phản công ở miền Nam của quân đội Ukraine.

BM-21 Grad là một trong những loại pháo phản lực phóng loạt chủ lực trong quân đội nhiều nước trên thế giới. Pháo phản lực này được chế tạo từ thời Liên Xô và chính thức đưa vào sử dụng vào năm 1963.

Với 40 nòng phóng, BM-21 Grad có thể phóng cùng lúc 40 quả đạn 122mm với độ công phá khủng khiếp. Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị 18 pháo BM-21 Grad có thể đồng loạt phóng 720 quả đạn, mỗi quả nặng khoảng 100kg, trong vòng 20 giây vào các mục tiêu đối phương. Đây là loại vũ khí rất hiệu quả để tiêu diệt sinh lực và vũ khí, qua đó phá hủy trận địa của đối phương.

Trong xung đột Nga – Ukraine, pháo phản lực BM-21 Grad được sử dụng khá phổ biến bởi quân đội Nga và các lực lượng thân Nga ở vùng Donbass để thực hiện các vụ tấn công với sức công phá lớn vào các mục tiêu quân sự của Ukraine.

Nga dội mưa đạn, phá hủy nhiều mục tiêu quân sự của Ukraine

Xe tăng của Tập đoàn quân số 3 thuộc quân đội Nga áp sát biên giới Ukraine

Tình hình chiến sự Nga – Ukraine

Quân đội Ukraine đã tuyên bố bắt đầu chiến dịch phản công lớn nhằm giành lại vùng lãnh thổ miền Nam từ tay người Nga vào ngày 29/8. Để chiến dịch được diễn ra thuận lợi, nhà chức trách Ukraine đã kêu gọi người dân tại khu vực giao tranh di tản đến người an toàn.

Để đối phó với chiến dịch phản công của Kiev, quân đội Nga được cho là đã điều động lực lượng dự bị chiến lược thuộc Tập đoàn quân số 3 tới tham chiến tại Ukraine. Tối 28/8, một đoàn tàu chở theo nhiều binh sĩ và trang thiết bị quân sự hạng nặng của Nga được nhìn thấy tại điểm tập kết ở ga đường sắt Neklinovka ở vùng Rostov, nơi cách biên giới Ukraine chỉ khoảng 150km.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, chiến dịch phản công của Ukraine đã không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Cơ quan này khẳng định chỉ trong ngày 1/9, quân đội Ukraine đã mất hơn 350 binh sĩ, 31 xe tăng, 22 xe chiến đấu bộ binh, 18 xe bọc thép khác, 8 xe bán tải quân sự và 17 xe khác.

Xung đột Nga – Ukraine 2022

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành một chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn (hay theo Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”) nhằm vào Ukraina, Liên Hợp Quốc gọi là Nga xâm lược Ukraina,[c] báo chí phương Tây gọi là “Nga xâm phạm Ukraina”, “chiến tranh Ukraina”, báo chí Đức gọi là “chiến tranh Putin”.

Chiến dịch bắt đầu sau một thời gian dài tập trung quân đội, sự công nhận của Nga đối với hai nước cộng hòa tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk trong những ngày trước cuộc đổ bộ, sau đó là việc Lực lượng vũ trang Nga tiến vào khu vực Donbas, miền Đông Ukraina vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Vào khoảng 06:00 giờ Moskva (UTC+3), Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về một hoạt động quân sự với mục tiêu “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina”; vài phút sau, các cuộc tấn công bằng tên lửa bắt đầu tại các địa điểm trên khắp đất nước, bao gồm cả gần thủ đô Kyiv.

Các lực lượng Nga được xác nhận là đã tiến vào Ukraina gần Kharkiv, lực lượng từ Nga, Belarus và Krym do Nga chiếm đóng. Biên phòng Ukraina tuyên bố rằng các đồn biên phòng của họ với Nga và Belarus đã bị tấn công. Hai giờ sau, vào khoảng 05:00 UTC, lực lượng mặt đất của Nga tiến vào Ukraina.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã phản ứng bằng cách ban hành thiết quân luật, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga và thông báo lệnh tổng động viên. Cuộc tấn công đã chịu sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, bao gồm nhiều lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Nga và một nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi Nga lập tức rút quân, trong khi các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra hàng loạt tại Nga và nhiều quốc gia khác.