Kịch bản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân và kế hoạch ứng phó của Mỹ

 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đã lên kế hoạch ứng phó trong trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.

Mỹ lên kế hoạch ứng phó kịch bản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân

kịch bản nga sử dụng vũ khí hạt nhân

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

“Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường, hậu quả sẽ rất khủng khiếp, và chúng tôi đã nói rất rõ điều đó”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trong cuộc phỏng vấn với CBS News hôm 25/9. Ông Blinken cho biết thông điệp này đã được Mỹ gửi tới các nhà lãnh đạo Nga bằng cả hình thức công khai và riêng tư.

“Tôi sẽ không nói chi tiết hậu quả sẽ như thế nào. Tất nhiên, bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào không chỉ gây ra những tác động thảm khốc đối với quốc gia sử dụng chúng, mà còn đối với nhiều quốc gia khác”, ông Blinken cảnh báo.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu hôm 21/9 ngụ ý có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu “toàn vẹn lãnh thổ của Nga bị đe dọa”. Ông Putin cũng cáo buộc phương Tây “tống tiền hạt nhân” Nga, đồng thời cảnh báo Nga có nhiều vũ khí để đáp trả mối đe dọa từ phương Tây.

Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang tìm cách chia rẽ Nga, đồng thời tuyên bố Moscow sẽ sử dụng tất cả các công cụ sẵn có để ngăn chặn ý đồ của phương Tây.

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cáo buộc Tổng thống Putin “đe dọa hạt nhân công khai nhằm chống lại châu Âu” và coi thường trách nhiệm không phổ biến hạt nhân.

Tổng thống Biden kêu gọi Nga không sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo về những hậu quả nếu một cuộc tấn công hạt nhân xảy ra. Trong khi đó, Ngoại trưởng Blinken tuyên bố chính phủ Mỹ đã chuẩn bị kế hoạch cho một kịch bản như vậy.

Ông Blinken cũng hối thúc Nga ngăn chặn xung đột leo thang bằng cách rút quân khỏi Ukraine. “Nếu Nga ngừng giao tranh, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine ngừng giao tranh, Ukraine sẽ kết thúc”, ông Blinken nói.

Phát biểu của các bên

Các quốc gia phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, khẳng định đây là biện pháp cần thiết giúp Kiev đẩy lùi lực lượng Nga trên chiến trường. Washington tuyên bố thất bại chiến lược đối với Moscow là mục tiêu của Mỹ trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 25/9 tuyên bố Washington sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Theo ông Sullivan, Washington đã nói với Moscow rằng “bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào đều sẽ khiến Nga đối mặt với những hậu quả thảm khốc”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Putin “có lẽ không phải là một lời nói suông, mà có thể trở thành sự thật”.

Học thuyết hạt nhân hiện tại của Nga cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào lãnh thổ hoặc cơ sở hạ tầng của Nga, hoặc nếu sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa bởi vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev gần đây tuyên bố, nếu hai vùng ly khai Lugansk và Donetsk ở Donbass, Ukraine sáp nhập vào Nga, Moscow có thể sử dụng vũ lực để tự bảo vệ mình, vì xâm phạm lãnh thổ của Nga sẽ bị coi là hành vi phạm pháp. Ông Medvedev cảnh báo bất kỳ vũ khí nào trong kho vũ khí của Moscow, bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược, đều có thể được sử dụng để bảo vệ các vùng lãnh thổ sáp nhập vào Nga.

Xung đột Nga – Ukraine 2022

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành một chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn (hay theo Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”) nhằm vào Ukraina, Liên Hợp Quốc gọi là Nga xâm lược Ukraina,[c] báo chí phương Tây gọi là “Nga xâm phạm Ukraina”, “chiến tranh Ukraina”, báo chí Đức gọi là “chiến tranh Putin”.

Chiến dịch bắt đầu sau một thời gian dài tập trung quân đội, sự công nhận của Nga đối với hai nước cộng hòa tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk trong những ngày trước cuộc đổ bộ, sau đó là việc Lực lượng vũ trang Nga tiến vào khu vực Donbas, miền Đông Ukraina vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Vào khoảng 06:00 giờ Moskva (UTC+3), Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về một hoạt động quân sự với mục tiêu “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina”; vài phút sau, các cuộc tấn công bằng tên lửa bắt đầu tại các địa điểm trên khắp đất nước, bao gồm cả gần thủ đô Kyiv.

Các lực lượng Nga được xác nhận là đã tiến vào Ukraina gần Kharkiv, lực lượng từ Nga, Belarus và Krym do Nga chiếm đóng. Biên phòng Ukraina tuyên bố rằng các đồn biên phòng của họ với Nga và Belarus đã bị tấn công. Hai giờ sau, vào khoảng 05:00 UTC, lực lượng mặt đất của Nga tiến vào Ukraina.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã phản ứng bằng cách ban hành thiết quân luật, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga và thông báo lệnh tổng động viên. Cuộc tấn công đã chịu sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, bao gồm nhiều lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Nga và một nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi Nga lập tức rút quân, trong khi các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra hàng loạt tại Nga và nhiều quốc gia khác.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.