6 đối tượng không nên ăn mướp đắng

 

Mướp đắng có rất nhiều tác dụng tích cực, thậm chí giúp chữa bệnh.. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được mướp đắng. Vậy những đối tượng nào không nên ăn mướp đắng? Và tại sao như vậy?6 đối tượng không nên ăn mướp đắng

Lợi ích của mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một loại thực phẩm phổ biến trong bữa cơm hằng ngày. Vậy ăn mướp đắng có tác dụng gì không? Theo y học cổ truyền, khổ qua có vị đắng, tính hàn, vào tỳ vị tâm can và có tác dụng giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Y học hiện đại cho rằng tác dụng của mướp đắng là diệt vi khuẩn, chống lại tế bào ung thư.

Trong mướp đắng có hàm lượng vitamin cao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, kali trong quả này có tác dụng giảm huyết áp, và beta-caroten giúp sáng mắt… Mướp đắng là một món ăn được nhiều người ưa thích không chỉ vì mùi vị đặc biệt mà còn bởi tác dụng thanh nhiệt, đẹp da của nó.

Một số món ngon với mướp đắng:

– Mướp đắng xào trứng thịt

– Canh mướp đắng nhồi thịt

– Mướp đắng xào nấm

– Mướp đắng ướp lạnh ăn kèm ruốc thịt.

– Trà mướp đắng

Những trường hợp không nên ăn mướp đắng

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ có thai và sau sinh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường, đặc biệt là chất xơ và chất béo. Mướp đắng lại là loại quả có rất ít chất xơ và béo sẽ không phù hợp cho đối tượng này. Mặt khác, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Không những thế, ăn mướp đắng còn có nguy cơ kích thích tử cung dẫn đến sinh non.

Do đó, những phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế hoặc tránh ăn mướp đắng trong những giai đoạn này.

Người huyết áp thấp, hạ đường huyết

Như đã nói ở trên, mướp đắng có tác dụng làm giảm huyết áp. Vì vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng. Charantin, Polypeptid-P và Vicine có trong mướp đắng giúp tạo ra tính hạ đường của nó. Cơ chế chính là làm giảm đường huyết và cải thiện sự dung nạp glucose.

Như vậy, kể cả những người không có tiền sử huyết áp thấp cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

Người trước và sau phẫu thuật

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mướp đắng có thể làm cản trở quá trình kiểm soát đường huyết ở người, đặc biệt là những người trước, trong hoặc sau phẫu thuật.

Để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bạn nên ngừng ăn mướp đắng 2 tuần trước khi lên bàn mổ.

Người bệnh tiểu đường

Mướp đắng có thể ngăn nguy cơ mắc tiểu đường nhờ giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chính bởi tác dụng này mà người đang có bệnh tiểu đường không nên ăn mướp đắng. Những người đang sử dụng thuốc kiểm soát đường máu có thể bị hạ đường huyết quá mức nếu ăn mướp đắng.

Nếu bạn mắc tiểu đường và ăn mướp đắng, cần thường xuyên theo dõi đường máu.

Người có bệnh tiêu hóa

Đối với người khỏe mạnh, ăn mướp đắng có thể giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết men tiêu hóa. Tuy nhiên, với những trường hợp hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn món ăn này. Ăn mướp đắng ở người có vấn đề về hệ tiêu hóa có nguy cơ gây ra tiêu chảy, lỵ, hoặc một số bệnh ở dạ dày.

Mướp đắng cũng có nguy cơ gây độc hại tế bào gan ở động vật. Một thử nghiệm trên động vật cho thấy enzyme gan tăng cao và có sự thay đổi về hình dáng tế bào gan sau khi ăn mướp đắng.

Người thiếu canxi

Mướp đắng có chứa nhiều axit oxalic. Chất này có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi. Bởi vậy, những người bị thiếu canxi: trẻ nhỏ, người già, bị bệnh loãng xương… không nên ăn mướp đắng.

Khi chế biến mướp đắng, có thể loại bỏ bớt vị đắng và axit oxalic bằng cách luộc qua với nước. Mặc dù vậy cũng không nên ăn loại thức ăn này quá thường xuyên.

Lưu ý khi ăn mướp đắng

Tóm lại, những người không nên ăn mướp đắng là phụ nữ có thai và cho con bú, người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết, người trước và sau phẫu thuật, có bệnh tiêu hóa, hoặc những người thiếu canxi.

Nếu không thuộc những đối tượng trên, bạn có thể ăn một lượng vừa phải mướp đắng nhé. Một số lưu ý khi ăn mướp đắng:

– Không nên ăn mướp đắng cùng sườn heo rán. Nếu bạn ăn mướp đắng đồng thời ăn cả sườn rán dễ tạo ra canxi oxalate, ảnh hưởng đến hấp thu canxi.

– Không nên uống trà sau khi ăn mướp đắng để tránh làm tổn thương dạ dày.

– Không nên ăn mướp đắng cùng các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua,… Nguyên nhân là do các loại hải sản này có chứa hợp chất asen hóa trị V, nếu kết hợp cùng vitamin C trong mướp đắng sẽ dễ gây các phản ứng khó chịu cho cơ thể.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.

Exit mobile version