CÀ PHÊ ĐẶC SẢN VIỆT NAM – KHAI PHÁ TIỀM NĂNG TỪ NHỮNG VÙNG ĐẤT

 

Với những tinh hoa đất trời ẩn chứa trong từng mảnh đất tại Việt Nam. Ta bước đầu nhận ra những giá trị tiềm năng trên thị trường cà phê đặc sản trong và ngoài nước. Để từ đó, từng bước khẳng định vị thế riêng trên thế giới.

cà phê đặc sản

Thuật ngữ Cà phê đặc sản – Specialty Coffee

Không đơn thuần là tên gọi của một loại cà phê riêng biệt mà đó là nhãn dán cho sự khẳng định chất lượng cà trên toàn thế giới. Cà phê đặc sản (Specialty Coffee) là sản phẩm cà phê đặc biệt theo cách riêng của nó. Loại cà phê này được sinh ra từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên đặc biệt và trải qua chuỗi quy trình nghiêm ngặt được liên kết chặt chẽ với nhau mới tạo ra thành phẩm. Đó cũng là những tiêu chuẩn mà cà phê đặc sản Việt Nam đang hướng tới.

Điều kiện cần và đủ để được gọi là Cà phê đặc sản (SCA)

Để có thể gia nhập vào đội ngũ cà phê đặc sản, chắc chắn hạt cà sẽ cần đạt các yêu cầu chung nhất định về tiêu chuẩn. Trước tiên, đó phải là một nguồn giống tốt. Phần lớn Specialty Coffee hiện nay là loại cà phê Arabica (cà phê chè). Bởi nó cho sản lượng và chất lượng cao hơn so với những loại khác. Bên cạnh đó, cà phê sẽ được trồng và chăm sóc tại nơi thỏa mãn đầy đủ nhu cầu từ nguồn đất, nguồn nước, không khí, độ cao.

Từ đó, đảm bảo được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái và phân loại quả, chế biến và bảo quản đúng cách. Kể cả khâu pha chế, chiết xuất cũng được trau chuốt. Song song với những yêu cần có, hạt cà phê đạt điểm cupping trên 80 (theo tiêu chuẩn của SCAA) sẽ đủ yêu cầu để trở thành cà phê đặc sản đúng chuẩn.

Cơ hội của cà phê đặc sản Việt Nam (VSCA)

Khi thế giới đang thiếu hụt nguồn cung cà phê đặc sản, Việt Nam – đất nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê, đã kịp nhập cuộc vào làn sóng cà phê thứ 3, khi mà gu của người thưởng thức dần chuyển về “chất” hơn là “lượng”.

Khi đó, 8 “vùng đất vàng” của Việt Nam như: Sơn La, Điện Biên, Đà Lạt, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Trị, Đắk Nông và Lâm Đồng lại là nơi có thể đáp ứng đủ các điều kiện về độ cao và khí hậu để phù hợp nhất với việc canh trồng cà phê đặc sản. Từ đó, tạo dựng được thương hiệu riêng mang tên cà phê đặc sản Việt Nam một cách vững chắc.

Hạt cà phê đặc sản sẽ đem đến cơ hội mới cho thị trường cà phê Việt Nam, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tham gia sân chơi của cà phê đặc sản, Việt Nam sẽ khẳng định mình hoàn toàn bắt kịp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng ở các thị trường xuất khẩu và nội địa. Chắc chắn, đó sẽ là sân chơi cùng có lợi cho cả Việt Nam và thế giới trên con đường cùng nhau khẳng định chất lượng, tạo được vị thế vững chắc cho cà phê đặc sản Việt Nam.

Cà phê đặc sản Việt Nam – bắt đầu từ những hạt mầm

Giá trị thực từ cà phê đặc sản Việt Nam sẽ rất khác biệt, bởi nó không dừng lại ở hương vị lắng đọng mà còn được thể hiện qua “cái hồn” được gửi gắm và chắt lọc từ thiên nhiên, từ sự tận tụy của người gieo trồng chăm bón.

Mỡ màu từ đất

Là loại cây có rễ ưa bám sâu vào lớp đất, độ sâu của đất phải hơn 70cm mới là thổ nhưỡng phù hợp nhất cho một sự sinh trưởng tốt cho cây cà phê. Bởi vậy, chất lượng cây cà phê lại chính là chất lượng đất. Đất khỏe, là then chốt của quá trình chăm bón. Bên cạnh đó, đặc tính đất nơi đó phải thoáng, phải có khả năng hấp thụ nước tốt, giàu mùn và có độ tơi xốp cao. Đó là những yêu cầu mà đất trồng cần có để phù hợp nhất với giống cà phê đặc sản nói chung.

Để thỏa mãn những yêu cầu đó của hạt cà, thì loại đất đỏ bazan màu mỡ trên các cao nguyên, đặc biệt là ở 8 “vùng đất vàng” của Việt Nam lại trở nên quý giá hơn bao giờ hết. Cứ ngỡ rằng chẳng cần đến, thế nhưng giờ đây những vùng đất màu mỡ ấy lại vô tình góp sức cho những người gieo trồng, chăm bón hạt cà có thêm niềm tin trên con đường chinh phục giấc mơ “Cà phê đặc sản Việt Nam”- một cuộc hành trình mới đầy thi vị.

Độ cao của những vùng đất

Nhằm để thỏa mãn và nâng cao chất lượng phục vụ dành cho những thực khách sành cà phê khó chiều – cao độ canh tác sẽ quyết định điều đó. Canh tác ở vị trí càng cao, chất lượng hạt cà phê đặc sản sẽ biến hóa tích cực hơn. Chu kì sinh trưởng được kéo dài, sự tích lũy dinh dưỡng trong hạt diễn ra chậm hơn, kết quả hương vị phong phú và rõ nét hơn, hạt cứng chắc và nặng hơn (thuật ngữ chuyên môn gọi là Hard Beans). Nhờ đó, giá trị kinh tế mà những hạt cà đạt được cũng cao hơn.

Cụ thể hơn, tại 3 vùng canh tác trọng điểm: Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đều là những vùng trồng cà phê đặc sản Việt Nam trọng điểm đầy tiềm năng. Đầu tiên, vùng cà phê chè (Arabica) Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là những vùng núi thấp, có độ cao từ 500-1500m đủ thuận lợi cho những hạt cà tăng trưởng.

Xuôi về miền Trung, trọng tâm tại Quảng Trị vang danh với loại Arabica Khe Sanh cũng góp phần làm phong phú bức tranh về cà phê đặc sản Việt Nam.

Dừng lại ở Tây Nguyên đầy nắng, những vùng cà phê chè nổi tiếng như: Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk có độ cao lên đến 1500m, đều là độ cao lý tưởng nhất mà thiên nhiên đã ưu ái trao tặng, để ta tạo mọi điều kiện đủ để thỏa mãn tốt sự sinh trưởng của những hạt cà.

Độ cao phù hợp là yếu tố quan trọng ngầm ủng hộ những người gieo trồng thêm vững tâm trên đấu trường khẳng định chất lượng cà phê đặc sản Việt Nam.

Khí hậu tại Việt Nam

Sau yếu tố về “địa lợi” thì giá trị “thiên thời” cũng là yếu tố tối ưu cho công tác canh trồng cà phê đặc sản. Cà phê đặc sản khác với các loại cà phê bình thường, bởi do sức chịu lạnh và sự thích nghi với điều kiện môi trường khá khó tính. Quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, sự ra hoa và chất lượng hạt.

Đối với nhu cầu riêng biệt của loại cà phê chè (Arabica) thì vùng khí hậu rơi khoảng tầm 15- 24 độ C là phù hợp nhất. Bởi do, nếu lượng khí hậu trên 26 độ C thì lượng quang hợp sẽ giảm, dẫn tới tình trạng lá sẽ bị khô héo. Còn nếu nền nhiệt vượt quá 30 độ C trong thời gian dài thì hiện tượng lá vàng héo, kèm theo tình trạng khô cả ngọn và cành non.

Ngoài ra, nếu nền nhiệt xuống thấp từ 1-2 độ C cũng sẽ gây hại lớn cho cây, làm lá non bị cháy xém, hoa rụng, trái rụng, biến dạng, xoăn lại và một phần của cây có thể bị chết, dẫn đến cây cà phê mất đi khả năng sinh trưởng.

Sự khá kén chọn cho môi trường sống của loại cà phê chè (Arabica) làm nảy sinh thêm một giống cà phê mới, đó là Robusta. Khả năng  thích ứng của Robusta với các điều kiện sống sẽ tốt và linh hoạt hơn. Nhiệt độ ưu thích của giống cây này rơi tầm khoảng 26- 30 độ C. Với các nền nhiệt khác như 5 độ C hoặc 15 độ C trong thời gian dài cây, lá cũng sẽ bị thiệt hại.

Sự khắc nghiệt của khí hậu, cộng với sự khó chiều của cây cà làm cho hạt cà Việt Nam ta can trường hơn. Từ đó, tiếp thêm động lực cho những con người Việt Nam yêu mến nông sản Việt Nam phải tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh khai mở chất lượng trong từng hạt cà phê, đem danh cà phê đặc sản Việt Nam vươn tầm thế giới.

Hạt mưa cũng ưu ái cho cây cà phê

Lượng mưa tưới tốt, cũng là thành tố quan trọng trong quá trình canh tác. Sự chuyển biến đột ngột giữa mùa khô và mùa mưa sẽ làm phá vỡ miên trạng và tăng cường sinh trưởng dinh dưỡng, dẫn tới sự hình thành hoa cà phê. Tại các vùng có 1 mùa mưa thì có 1 mùa hoa và thu hoạch 1 mùa, còn tại vùng có 2 mùa mưa thì sẽ có 2 lần ra hoa và thu hoạch được 2 mùa. Để tốt nhất cho cà phê đặc sản Việt Nam thì lượng mưa cần và đủ rơi vào 1300mm – 1900mm.

Ngoài lượng mưa ra thì độ ẩm, gió và cả ánh sáng đều là những thành tố góp một phần công sức vào sự tăng trưởng của hạt cà phê đặc sản trong suốt quá trình chăm bón. Thế nhưng, đó đều là những thứ mà ta không thể tác động tới. Đôi khi sẽ rất khó khăn, nhiều trở ngại, thử thách đến từ thiên nhiên nhưng chẳng thể làm cho ta bỏ cuộc.

Thiếu nước mưa chúng ta có thể trữ, nước mưa nhiều quá ta lại ngăn mưa chảy lên cây. Luôn có những biện pháp phù hợp nhất để ứng phó với thiên nhiên, tất cả cũng vì những hạt cà bé nhỏ.

Lắng đọng tại hương vị – khẳng định tại vị thế

Để tạo ra được những hạt cà phê đặc sản phải trải qua quy trình khắc nghiệt, bắt đầu từ những hạt mầm cho đến thành phẩm và đọng lại nhất sẽ là hương vị. Tại sao lại nói, cà phê đặc sản khác với những hạt cà phê bình thường, chắc hẳn đó là sự nồng nàn của hương vị thanh cao, lưu luyến.

Hương vị đó ấn tượng bởi do cảm nhận vị đầu sẽ ngọt thanh trong trẻo, hậu vị lại là một sự đắng nhẫn khó phai. Để thỏa mãn gu thưởng thức của giới sành cà phê, những con người yêu nông sản Việt Nam đã cùng nhau nuôi giấc mơ chung.

Sứ mệnh khai phá chất lượng chất chứa trong từng hạt cà về một giấc mơ- Cà phê đặc sản Việt Nam mạnh mẽ, nồng nàn đủ để chinh phục bao trái tim khó tính của giới sành cà phê trong và ngoài nước. Dù có trải qua chuỗi quá trình khắc nghiệt như thế nào thì cà phê đặc sản Việt Nam dám tự tin khẳng định rằng: “Mình đủ sức tham gia vào miếng bánh chung của cà phê đặc sản thế giới”

Với những tinh hoa đất trời ẩn chứa trong từng mảnh đất tại Việt Nam. Ta bước đầu nhận ra những giá trị tiềm năng trên thị trường cà phê đặc sản trong và ngoài nước. Để từ đó, từng bước khẳng định vị thế riêng trên thế giới. Không dừng lại và thỏa mãn bởi những gì mình đang sở hữu, tận dụng tốt tài nguyên thiên nhiên, giá trị con người và kỹ năng chuyên sâu một cách hiệu quả nhất, để dốc toàn tâm, toàn lực phát triển tốt các giống loại cà phê chất lượng.

Đồng hành cùng những người gieo mầm sẽ là những giống cà cho năng suất tốt hơn, kháng bệnh tốt hơn, thích ứng với môi trường dễ dàng hơn.  Có câu “Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, vậy cùng nhau hợp lực để đi đến đích của mục tiêu chung. Cùng tạo nên giá trị bứt phá, mang đến cho bức tranh cà phê đặc sản thế giới được điểm tô thêm sắc màu mới mang tên- Cà phê đặc sản Việt Nam đầy sự kiêu hãnh.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi