Bệnh lý về nhịp ngủ sinh học hàng ngày được gây ra bởi sự mất đồng bộ giữa các nhịp ngủ-thức và chu kỳ tối- sáng. Bệnh nhân thường bị mất ngủ, buồn ngủ ban ngày quá mức hoặc cả hai, thường giải quyết khi đồng hồ cơ thể tự điều chỉnh lại. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Mục Lục
Bệnh lý nhịp sinh học là gì? nguyên nhân từ đâu?
Trong bệnh lý nhịp sinh học, nhịp thức – ngủ nội sinh (đồng hồ cơ thể) và chu kỳ sáng – tối môi trường bên ngoài trở nên không giống nhau (không đồng bộ). Nguyên nhân có thể từ bên trong (ví dụ, hội chứng giai đoạn ngủ bị trì hoãn hoặc tăng cao) hoặc từ bên ngoài (ví dụ lệch múi giờ, làm việc ca kíp)
Nếu nguyên nhân từ bên ngoài, các nhịp cơ thể khác, bao gồm nhiệt độ và bài tiết hormon, có thể trở nên không đồng bộ với chu kỳ sáng-tối (mất đồng bộ bên ngoài) và với nhau (mất đồng bộ nội bộ); ngoài việc mất ngủ và buồn ngủ quá mức, những thay đổi này có thể gây buồn nôn, khó chịu, dễ cáu kỉnh và trầm cảm. Nguy cơ bệnh lý về tim mạch và bệnh lý chuyển hóa cũng có thể tăng lên.
Sự thay đổi sinh học lặp đi lặp lại (ví dụ như di chuyển đường dài thường xuyên hoặc công việc thay đổi luân chuyển) rất khó để thích ứng, đặc biệt khi các thay đổi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Thay đổi ngược chiều kim đồng hồ là những thay đổi thời gian thức và ngủ sớm hơn (ví dụ như khi bay về phía đông, khi luân phiên ca từ ngày sang đêm đến tối).
Các triệu chứng thuyên giảm trong vài ngày, trong vài tuần hoặc vài tháng ở một số bệnh nhân (ví dụ người cao tuổi) khi nhịp điệu được điều chỉnh lại. Vì ánh sáng rất đồng bộ với nhịp sinh học, để điều chỉnh tốc độ ngủ mong muốn bệnh nhân có thể tiếp xúc với ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo có cường độ từ 5.000 đến 10.000 lux) sau thời gian thức và sử dụng kính mát để giảm ánh sáng tiếp xúc. Melatonin trước khi đi ngủ có thể có hiệu quả.
Bệnh nhân bị bệnh lý về nhịp sinh học thường lạm dụng rượu, thuốc ngủ và chất kích thích.
Bệnh lý về nhịp sinh học bao gồm:
- Bệnh lý giấc ngủ nhịp điệu sinh học, loại lệch múi giờ
- Bệnh lý giấc ngủ nhịp điệu, loại làm việc ca kíp
- Bệnh lý nhịp điệu nhịp sinh học, loại giai đoạn ngủ biến đổi
Bệnh lý giấc ngủ nhịp điệu sinh học, loại lệch múi giờ
Hội chứng này là do đi nhanh qua > 2 múi giờ. Đi du lịch theo hướng đông (thúc đẩy chu kỳ ngủ) gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với đi du lịch phía tây (trì hoãn ngủ).
Nếu có thể, du khách nên dần dần thay đổi lịch ngủ của họ trước khi đi và sau khi đến địa điểm mới, họ nên tối đa hóa việc tiếp xúc với ánh sáng ban ngày (đặc biệt vào buổi sáng) trong ngày và tiếp xúc với bóng tối trước khi đi ngủ . Thuốc ngủ tác dụng ngắn và/hoặc chất kích thích (ví dụ modafinil) có thể được sử dụng trong thời gian ngắn sau khi đến nơi.
Bệnh lý giấc ngủ nhịp điệu, loại làm viêc ca kíp
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tỷ lệ thuận với
- Tần số thay đổi ca
- Mức độ của mỗi thay đổi
- Số đêm làm việc liên tiếp
- Chiều dài ca
- Tần số thay đổi ngược chiều kim đồng hồ (thay đổi chế độ ngủ)
Công việc ca cố định (ví dụ ban đêm hoặc cả đêm ) là thích hợp hơn; luân phiên nên đi theo chiều kim đồng hồ (tức là từ ngày đến tối đến ban đêm). Tuy nhiên, ngay cả những nhân viên làm việc cố định đều gặp khó khăn vì tiếng ồn và ánh sáng ban ngày làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và công nhân thường rút ngắn thời gian ngủ để tham gia các sự kiện của xã hội hoặc gia đình.
Các nhân viên làm việc cần tối đa hóa việc tiếp xúc với ánh sáng (ánh sáng mặt trời, hoặc ánh sáng công sở ban đêm, đặc biệt là các hộp đèn phát sáng nhân tạo vào những lúc cần tỉnh táo và đảm bảo rằng phòng ngủ tối và yên tĩnh nhất có thể trong thời gian ngủ.
Đeo kính mát vào buổi sáng khi đi làm về nhà cũng có ích cho giấc ngủ. Mặt nạ ngủ và thiết bị làm mất tiếng ồn rất hữu ích. Melatonin trước khi đi ngủ cũng có thể hữu ích. Khi các triệu chứng vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến hoạt động, cần xem xét chỉ định sử dụng một cách hợp lý thuốc ngủ có thời gian bán hủy ngắn và thuốc kích thích tỉnh táo.
Bệnh lý nhịp điệu nhịp sinh học, loại giai đoạn ngủ thay đổi
Trong các hội chứng này, bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ bình thường và thời gian với chu kỳ nhịp sinh học là một vòng 24 giờ, nhưng chu kỳ không đồng bộ với thời gian thức mong muốn hoặc cần thiết. Chu kỳ rất ít khi không phải là 24 giờ, bệnh nhân thức giấc và ngủ sớm hơn hoặc muộn hơn mỗi ngày. Nếu có thể theo chu kỳ tự nhiên, bệnh nhân không có triệu chứng.
- Hội chứng giai đoạn ngủ bị trì hoãn:
Bệnh nhân thường xuyên ngủ muộn và thức dậy muộn (ví dụ 3 am và 10 am). Loại hình này phổ biến hơn ở tuổi vị thành niên. Nếu phải thức dậy sớm hơn để đi làm hoặc đi học, sẽ gây buồn ngủ ban ngày quá mức; bệnh nhân thường đến khám vì chất lượng học kém hoặc muộn giờ lên lớp.
Họ có thể phân biệt với những người thức khuya bởi vì họ không thể ngủ sớm hơn mặc dù đã cố gắng. Độ trễ pha mức độ nhẹ (< 3 giờ) được điều trị bằng cách thức dậy sớm phối hợp với liệu pháp ánh sáng, có thể thêm melatonin 4 đến 5 giờ trước giờ mong muốn đi ngủ . Một phương pháp thay thế là dần dần trì hoãn thời gian đi ngủ và thức dậy mỗi 1 đến 3 giờ/ngày cho đến khi đạt đến đúng thời gian ngủ và thức.
- Hội chứng giai đoạn ngủ nhanh:
Hội chứng này (đi ngủ sớm và dậy sớm) phổ biến hơn ở người cao tuổi và đáp ứng với điều trị bằng liệu pháp ánh sáng vào buổi tối và kính râm vào buổi sáng.
- Hội chứng ngủ-thức không 24 giờ:
Ít gặp hơn, hội chứng này được đặc trưng bởi nhịp độ ngủ-thức tự do. Chu kỳ ngủ – thức thường không đổi về chiều dài nhưng kéo dài > 24 giờ, dẫn đến việc trì hoãn thời gian ngủ và đánh thức mỗi lần từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày. Bệnh lý này phổ biến ở người mù hơn.
Ở những bệnh nhân mù hoàn toàn có bệnh lý này sử dụng tasimelteon chất chủ vận thụ thể melatonin, có thể làm tăng thời gian ngủ ban đêm và giảm thời gian ngủ ban ngày. Liều dùng là 20 mg một lần/ngày trước khi đi ngủ, vào cùng một giờ mỗi đêm.
Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.