Đạn pháo thông minh lần đầu được sử dụng trong xung đột Nga Ukraine

 

Một loại đạn pháo thông minh cỡ nòng 155mm do Đức sản xuất đã được quân đội Ukraine đưa vào sử dụng.

Đạn pháo thông minh lần đầu được sử dụng trong xung đột Nga Ukraine

Đạn pháo thông minh lần đầu được sử dụng trong xung đột Nga - Ukraine

Pháo tự hành PzH 2000 SPG mà Đức viện trợ cho Ukraine

Ông Oleksiy Gromov, Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine, cho biết các đạn pháo thông minh “SMart” cỡ nòng 155mm do Đức viện trợ đã được lực lượng pháo binh nước này đưa vào sử dụng.

Đạn pháo “SMart” được chế tạo và đưa vào sử dụng cho quân đội Đức từ những năm 2000. Đây là một loại đạn pháo được thiết kế để phục vụ cho việc tấn công các mục tiêu tầm xa và đặc biệt là các xe thiết giáp của đối phương.

“SMart” được trang bị 2 đầu đạn riêng biệt, kết hợp với đầu dò và một radar cỡ nhỏ cho phép loại vũ khí này có thể đánh trúng các mục tiêu tầm xa một cách chính xác và hiệu quả. Ông Gromov tiết lộ pháo binh Ukraine đã phá hủy ít nhất 30 phương tiện bọc thép của quân đội Nga kể từ khi được đưa vào sử dụng.

Lựu pháo M777A2 đã được Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột Nga Ukraine

Trước đó, các hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội Twitter cho thấy các lựu pháo M777A2 đã được quân đội Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột Nga – Ukraine. Đây là phiên được bổ sung thêm các tính năng điện tử nhằm tăng cường hiệu quả chiến đấu của các lựu pháo M777 mà Mỹ viện trợ ồ ạt cho Ukraine trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Đạn pháo thông minh lần đầu được sử dụng trong xung đột Nga - Ukraine

Pháo tự hành PzH 2000 SPG mà Đức viện trợ cho Ukraine

Theo các chuyên gia quân sự, các lựu pháo M777A2 được trang bị thêm các thiết bị điện tử tiên tiến như hệ thống định vị toàn cầu GPS và đặc biệt là các mô-đun điều khiển hỏa lực tự động TAD-PIK. Các mô-đun điều khiển hỏa lực tự động này được đánh giá là bộ não của các hệ thống pháo binh điện tử cho phép lực lượng pháo binh khai hỏa vào các mục tiêu của đối phương với độ chính xác rất cao.

Xung đột Nga – Ukraine

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Liên bang Nga tiến hành một chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn (hay theo Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”) nhằm vào Ukraina, Liên Hợp Quốc gọi là Nga xâm lược Ukraina, báo chí phương Tây gọi là “Nga xâm phạm Ukraina”, “chiến tranh Ukraina”, báo chí Đức gọi là “chiến tranh Putin”.

Chiến dịch bắt đầu sau một thời gian dài tập trung quân đội, sự công nhận của Nga đối với hai nước cộng hòa tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk trong những ngày trước cuộc đổ bộ, sau đó là việc Lực lượng vũ trang Nga tiến vào khu vực Donbas, miền Đông Ukraina vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Vào khoảng 06:00 giờ Moskva (UTC+3), Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về một hoạt động quân sự với mục tiêu “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina”; vài phút sau, các cuộc tấn công bằng tên lửa bắt đầu tại các địa điểm trên khắp đất nước, bao gồm cả gần thủ đô Kyiv.

Các lực lượng Nga được xác nhận là đã tiến vào Ukraina gần Kharkiv, lực lượng từ Nga, Belarus và Krym do Nga chiếm đóng. Biên phòng Ukraina tuyên bố rằng các đồn biên phòng của họ với Nga và Belarus đã bị tấn công.  Hai giờ sau, vào khoảng 05:00 UTC, lực lượng mặt đất của Nga tiến vào Ukraina. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã phản ứng bằng cách ban hành thiết quân luật, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga và thông báo lệnh tổng động viên.

Cuộc tấn công đã chịu sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, bao gồm nhiều lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Nga và một nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi Nga lập tức rút quân, trong khi các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra hàng loạt tại Nga và nhiều quốc gia khác.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.