Đường trong trái cây có vô hại?

 

Với giá trị dinh dưỡng vượt trội, trái cây luôn là lựa chọn không thể thiếu của mọi gia đình. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trái cây thực sự có thể không tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là khi cơ thể dung nạp quá nhiều fructose, loại đường phổ biến nhất trong trái cây.

Nước ép trái cây chính là một ly đường

 

 

Nước ép trái cây được tạo ra sau khi đã ép bỏ hết chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng khác

chỉ còn là một ly đường đậm đặc

Đường Fructose là gì?

Fructose, còn gọi là đường fructô hay đường hoa quả. Nó cũng được kết hợp với glucose để sản xuất sirô ngũ cốc hàm lượng fructose cao – một chất làm ngọt trong nhiều thực phẩm đóng gói như thức ăn từ ngũ cốc và sô-đa. Tên “fructose” được nhà hóa học người Anh William Miller đặt vào năm 1857.

Trong các loại đường thì fructose có vị ngọt nhất, kế đó là glucose. Glucose là nhiên liệu chính cho cơ thể, trong khi fructose tạo ra mỡ Triglyceride và VLDL sau khi tiêu hoá từ gan.

Khi nào Fructose không tốt cho sức khỏe của bạn?

Thông thường thì chất carbohydrate tiêu thụ sẽ được chuyển ra thành đường đơn glucose. Vào máu, glucose sẽ kích thích tuyến tụy tiết hormone insuline giúp đem glucose vào tế bào để tạo năng lượng đồng thời cũng giúp vào việc điều chỉnh nồng độ đường huyết ở mức thích hợp.

Riêng fructose được chuyển hóa tại gan. Tiêu thụ quá nhiều fructose sẽ làm cho gan không hoàn thành được nhiệm vụ tạo năng lượng, tạo ra chất mỡ (triglycerides) và đưa vào máu. Axit uric và các gốc tự do cũng được sản sinh ra.

Việc tiêu thụ quá nhiều fructose có thể gây ảnh hưởng tới nồng độ insulin. Khi mức insulin của bạn cao, cơ thể sẽ khó đốt cháy chất béo. Các loại đường trái cây cũng thường được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ để chúng có thể được sử dụng cho năng lượng tại 1 thời điểm sau đó.

Vì vậy, tiêu thụ hơn 25 grams fructose mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị chứng nhiễm mỡ trong các cơ quan như gan, bắp thịt, dẫn đến viêm và kháng insulin, rồi tiểu đường loại 2. Việc lạm dụng fructose cũng sẽ là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật như bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ một lượng fructose bình thường sẽ không gây hại gì đến sức khỏe.

Trái cây có lượng fructose cao nhất bao gồm vải, táo, chuối, quả sung, nho và xoài. Trái cây ít fructose bao gồm dâu tây, quả mâm xôi, chanh và dưa hấu.

Hiện nay, các vấn đề về fructose vẫn còn rất nhiều nghi vấn. Cộng đồng khoa học chưa hoàn toàn thống nhất ý kiến với nhau về mặt lợi và bất lợi của loại đường này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bất cứ một loại đường nào nếu bị lạm dụng hoặc ăn quá nhiều cũng đều có hại cho sức khỏe.

Tránh ăn quá ngọt, tiết chế trong ăn uống, tập thể dục thường xuyên và nên theo đuổi một nếp sống lành mạnh là điều cần thiết đối với tất cả mọi người để có một sức khỏe tốt.

Chưa kể ăn quá nhiều trái cây còn có thể khiến bạn rơi vào tình trạng quá tải carbohydrate. Trái cây là 1 nguồn thực phẩm nhiều carbohydrate cung cấp năng lượng nhanh chóng, nhưng tình trạng quá tải carbohydrate có thể khiến cơ thể của bạn tạo ra chất béo. Do đó bạn không cần ăn gạo, bánh mì, khoai tây trong 1 bữa ăn nếu bạn đang ăn trái cây.

Lưu ý khi sử dụng trái cây

Ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước ép trái cây:

Một chế độ dinh dưỡng và nghiên cứu về bệnh béo phì được thực hiện bởi Hội đồng Nghiên cứu Y khoa, nghiên cứu về dinh dưỡng con người tại Cambridge, Anh tiết lộ không có bất cứ chất dinh dưỡng nào tồn tại trong thứ nước mà vẫn được coi là “bổ dưỡng” này.

Nhà nghiên cứu chính lý giải các loại nước ép trái cây được cơ thể hấp thụ quá sớm và theo thời gian nó đến được dạ dày, cơ thể sẽ không thể nhận biết liệu chất lỏng đó là nước ngọt hay nước hoa quả.

Nước trái cây được tạo ra sau khi đã ép bỏ hết chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng khác chỉ còn là một ly đường đậm đặc, hoàn toàn thiếu các chất dinh dưỡng hỗ trợ bạn trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Vì vậy, ăn trái cây nguyên quả tốt hơn so với uống nước ép.

Không ăn trái cây sau bữa ăn:

Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.

Cách bảo quản trái cây tại nhà:

Quả sau khi được chọn lựa kỹ được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Tốt nhất nên dùng vòi có tia nhỏ, mạnh phun thẳng vào quả khiến chất bẩn và vi khuẩn nằm trên vỏ quả rơi ra; Ngâm quả trong nước muối trong khoảng 5 phút (không ngâm lâu vì làm biến đổi chất trong quả).

Dùng vải mềm rửa sạch phần núm quả vì đây là nơi vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào quả gây hỏng, thối sớm sau đó dùng quạt mát làm khô quả thật nhanh trong vòng vài phút. Gói quả thật kín trong túi ni-lông và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 độ C.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng cho người cao tuổi