Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, với mức giảm bằng 50% mức thu hiện hành trong vòng 6 tháng.

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ trước bối cảnh dịch Covid-19

Trước đó vào năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Tài chính cũng đã đề xuất giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Đối với thu ngân sách nhà nước, theo tính toán của Bộ Tài chính, việc giảm lệ phí trước bạ làm giảm thu ngân sách. Tổng số thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước 6 tháng cuối năm 2020 là 7.314 tỷ đồng. Do thực hiện giảm 50% lệ phí trước bạ nên số thu 6 tháng cuối năm được đánh giá là giảm tương ứng 7.314 tỷ đồng.

Tuy nhiên, số thu lệ phí trước bạ 6 tháng cuối năm 2020 của các địa phương trên cả nước vẫn tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2020, do sản lượng xe ô tô bán ra trong 6 tháng cuối năm tăng gấp 2 lần so với 6 tháng đầu năm.

Việc thực hiện chính sách sẽ làm giảm thu lệ phí trước bạ theo chính sách, nhưng do số lượng xe tăng lên, nên tổng số thu về lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt vẫn tăng lên.

Biện pháp giảm lệ phí này chỉ áp dụng trong vòng 6 tháng, là giải pháp hỗ trợ ngắn hạn, nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước những tác động của đại dịch Covid-19.

giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước

Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước

Nghị định 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021

Theo đó, quy định mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước như sau:

– Từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022:

Mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ: các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Đơn cử, theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống là 10%, nếu được tiếp tục giảm 50% thì mức thu lệ phí trước bạ sẽ giảm còn 5%

– Từ ngày 01/6/2022 trở đi: Mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ: các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Nghị định 103/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.

Tác động của chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ lên thị trường

Sau khi giảm 50% lệ phí trước bạ, nhiều hãng cắt bớt khuyến mãi ở các mức khác nhau, khiến khách hàng cảm thấy thiệt thòi.

Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ từ tháng 12 khiến thị trường phản ứng sốc. Các đại lý đồng loạt cắt khuyến mãi, người dân đổ xô đi mua xe và đăng ký xe. Các showroom tiếp lượng khách cao gấp nhiều lần ngày thường.

Tác động lớn nhất tới người tiêu dùng là mức khuyến mãi lập tức thay đổi. Nhiều khách hàng băn khoăn, giảm trước bạ, nhưng cắt khuyến mãi thì liệu người mua có được lợi hơn so với trước?

Theo các chuyên gia, trước hết, với việc giảm trước bạ, thực tế hãng và các đại lý bán xe là những người nhận được lợi ích ngay lập tức, vì đạt mục tiêu kép. Thứ nhất, doanh số tăng nhanh chóng. Thứ hai, tăng lợi nhuận vì hạn chế được khoản tiền chi để giảm giá. Trong khi đó, với khách hàng, có người hưởng lợi, người không.

Cùng một tầm giá, nhưng chính sách khác nhau giữa các đại lý có thể khiến việc được “lợi” hay không của khách hàng có các đáp án khác nhau. Về cơ bản, khi được hưởng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, tức khách được giảm khoảng 5-6% giá xe (tùy địa phương). Nếu khoản khuyến mãi bị cắt bớt của đại lý nhỏ hơn 5% giá xe thì khách hàng vẫn được lợi, nhưng nếu khoản này từ 5% trở lên thì khách hàng không đợi lợi gì.

Với cách tính này, khách mua xe cỡ nhỏ thường không được lợi nhiều sau khi giảm trước bạ. Ví dụ với xe giá 600 triệu, tiền trước bạ được giảm là 30-36 triệu, trong khi khoản khuyến mãi bị cắt cũng khoảng 20 triệu, thậm chí nhiều hơn. Như vậy, so với trước tháng 12, khách được thêm khoảng 10 triệu hoặc không được gì.

Thậm chí, có một số khách mua xe lắp ráp hiện tại vẫn bị “thiệt”, vì phải mua thêm phụ kiện để nhận xe sớm, bởi nguồn cung hạn chế, ví dụ Hyundai Santa Fe, Ford Ranger. Nếu không quá vội cần xe, khách có thể chờ theo thứ tự, không mua thêm phụ kiện, hoặc thậm chí tìm một lựa chọn khác phù hợp. Tuy nhiên, nếu đã quá yêu thích các dòng xe bán “bia kèm lạc”, nhiều khách vẫn vui vẻ “xuống” tiền.

Trong ngày 1/12, theo Tổng cục thuế có tới 12.000 ôtô lắp ráp trong nước làm thủ tục nộp lệ phí trước bạ để đăng ký. Con số này con cao hơn 8.800 xe của cả tháng 8. Trong bình quân quý III, mỗi tháng có khoảng 16.200 xe đăng ký. Chỉ ngày đầu tháng 12 đã đăng ký bằng 70% trung bình một tháng trước đây.

Người tiêu dùng sẽ có 6 tháng, từ 1/12 năm nay đến hết ngày 31/5 năm sau để hưởng 50% lệ phí trước bạ khi mua xe lắp ráp, sản xuất trong nước. Khoảng thời gian này cũng là cơ hội để các hãng giới thiệu các mẫu xe lắp ráp mới để tận dụng lực đẩy từ chính sách.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi