Lương hưu sau 35 năm làm việc có đủ hưởng già?

 

Người già đừng quá lệ thuộc vào lương hưu, vì khi có bất trắc và biến cố sẽ không đủ dùng.

Tuổi già có nên sống cùng con cháu hay vào viện dưỡng lão? Làm sao để tuổi già được nghỉ ngơi hoàn toàn, không bận tâm đến việc giữ cháu, kiếm tiền? và nhiều câu hỏi khác là nỗi lo thường trực của nhiều người khi bước vào độ tuổi trung niên, ở tuổi thanh niên, tôi nghĩ ai có tính lo xa cũng có phần nghĩ thoáng qua.

Lương hưu không thể đủ cho bất trắc tuổi già

tuổi già trông vào lương hưu là không đủ

Tuổi già đừng nên chỉ trông vào lương hưu

Người già thường có ba nỗi lo chính: Sức khoẻ, con cái và tiền bạc. Sức khoẻ thì ngày càng suy yếu theo thời gian, con cái cũng dần trưởng thành riêng và có thể tạo lập cuộc sống của riêng chúng, đây là những hằng số bất biến, khó mà thay đổi được. Như vậy, tiền bạc – tài chính là biến số mà mỗi người có thể tự thay đổi được để chăm chút cho cuộc sống của mình khi bước vào độ tuổi hoàng hôn của cuộc đời.

Có tiền sẽ đi thăm khám thường xuyên và phát hiện ra các vấn đề sức khoẻ, có tiền sẽ mua các loại thuốc chữa bệnh, thuốc bổ. Có tiền lúc già, đầu óc thảnh thơi, con cháu cũng không xem thường hay bỏ rơi như nhiều hoàn cảnh mà nhiều báo đài đã đưa tin.

Theo một nghiên cứu, 60% người Việt không có lương hưu. Nhiều người cảm thấy khá lo lắng về vấn đề này. Tôi nghĩ con số này bao gồm nhiều người thuộc thế hệ 5-6x. Họ chưa có kinh nghiệm và sự quan tâm đúng mực đến tuổi già của mình. Có thể họ không có lương hưu, nhưng bù lại có tiền của con cháu cho hàng tháng, hoặc các thu nhập khác như cho thuê nhà, tiền bán hoa lợi rau củ, cây trái.

Thật ra, lương hưu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của một người. Vì vậy, nó không có ý nghĩa nhiều để khẳng định rằng, có lương hưu, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Bởi nhiều người lĩnh lương hưu chỉ vài triệu đồng một tháng và sống rất chật vật đó thôi.

35 năm làm việc cần xây nền tảng tài chính vững chắc

Tuổi thọ trung bình của người Việt năm 2018 là 75,32 tuổi. Thời gian nghỉ hưu là nam từ 60 tuổi 03 tháng, nữ là 55 tuổi 04 tháng. Giả sử một người (nam và nữ) tốt nghiệp đại học năm 22 tuổi, thì họ có trung bình 35 năm làm việc liên tục. Thời gian 35 năm này chính là mùa xuân và mùa hè của đời người, chúng ta phải tận dụng sức trẻ, tinh thần minh mẫn để lao động, tạo lập gia đình và tĩnh luỹ của cải để phòng thân, trước khi mùa đông của cuộc đời ập đến.

Hãy tưởng tượng giống như đàn kiến nhỏ chăm chỉ tha lá về tổ trước khi mùa đông đến. Nếu xuân, hè không tha lá, tích trữ đồ ăn thì mùa đông khi tuyết rơi đầy, cả đàn kiến sẽ lấy gì để dùng?

Vậy nên tôi nghĩ, có lương hưu là có thêm một niềm an ủi – xem như là kỷ niệm sau bao năm tháng làm việc chứ đừng kỳ vọng, gửi gắm cả tuổi già vào những đồng lương hưu. Bởi tuổi già là tuổi của những bất trắc không nói trước được, vì thế có một nền tảng tài chính vững chắc bằng cách xây dựng ngay từ lúc trẻ.

Ngay từ lúc trẻ tôi nghĩ, ai cũng nên tìm cho mình một vài nguồn thu nhập thụ động để khi về hưu tiền vẫn chạy về túi mình mà không cần lao động. Ví dụ như tiền từ đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, hoặc các sản phẩm trí tuệ làm 1 lần, bán nhiều lần… Các nguồn tiền này sẽ tăng lên mà không lo trượt giá. Nếu chỉ trông vào lương hưu, và còn đóng BHXH mức thấp thì chắc chắn sẽ không đủ sống chứ chưa nói đến bất trắc.

35 năm làm việc quyết định tuổi già sướng hay khổ. Nếu có khoản thu nhập ngoài lương hưu, thì bạn có thể yên tâm hơn rồi.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi

Exit mobile version