Dùng giấy báo gói, bảo quản trong hộp nhựa kín, để nơi mát… là những mẹo đơn giản, dễ làm giúp kéo dài thời gian bảo quản rau củ quả trong những ngày dịch.
Mục Lục
Rau gia vị: Thái nhỏ đựng hộp hoặc túi zip kín
Các loại rau cải: Lặt sạch lá thối, cuốn giấy báo
Rau cải là loại rau khó bảo quản. Đặc biệt là chúng rất nhanh thối hỏng nếu bạn rửa sạch, rồi cất vô tủ lạnh.
Đối với các loại rau cải như cải canh, cải ngọt, cải bó xôi… chúng ta chỉ nên lặt bỏ hết lá già nát, cắt bỏ rễ, giũ cho sạch đất bám trên lá. Sau đó dùng giấy báo sạch gói kín rồi để vào ngăn cuối cùng của tủ lạnh. Tuyệt đối không rửa sạch trước. Khi cần dùng nên lấy lượng vừa đủ ăn, rửa sạch rồi chế biến. Phần rau còn lại gói kỹ rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Bằng cách này chúng ta có thể kéo dài thời gian bảo quản rau cải được 1 tuần.
Riêng đối với bắp cải, nên để nguyên cái trong tủ lạnh, không rửa trước.
Các loại trái cây: Để ngăn mát và không dùng túi nilon
Trái cây bổ sung vitamin và chất xơ, rất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh trong thời gian dịch bệnh. Tùy từng loại trái cây sẽ có những cách bảo quản riêng. Tuy nhiên, tất cả sẽ tươi lâu và giữ hương vị hơn nếu được bảo quản trong tủ lạnh.
Điều cần ghi nhớ là nên rửa sạch trái cây, để thật khô sau đó đựng trong ngăn mát tủ lạnh. Tránh gói trong các túi nilon vì như thế làm trái cây nhanh hỏng hơn.
Các loại nấm: Để ngăn riêng và không dùng túi nilon
Một số loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80 – 95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%, nên cần túi nilon.
Riêng các loại nấm rất mọng nước, tuyệt đối không gói trong túi nilon vì sẽ bị đổ nhớt, nấm nhanh hỏng. Nấm cũng dễ ám mùi sang các thực phẩm khác hoặc hấp mùi từ các thực phẩm có mùi mạnh, do đó nên bảo quản nấm trong một ngăn riêng và dùng báo khô lót dưới đáy.
Lưu ý đặc biệt khi bảo quản rau củ:
- Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh ở mức thích hợp.
- Trái cây, rau củ nào có thể để ở nhiệt độ phòng thì nên để ở ngoài.
- Chế biến trước các loại có nguy cơ hỏng sớm.
- Phân loại, đồ mềm và cứng, chín và xanh, sau đó để riêng từng góc nhằm tránh thối, giập và kích thích các trái cây còn lại nhanh chín.