Nguồn Gốc Cây Sachi

 

Cây sachi (hay sacha inchi, peanut inca, inca inchi) là loài thực vật họ thầu dầu xuất xứ từ Nam Mỹ. Về Việt Nam, sachi được quảng bá là “vua của các loại hạt”, “siêu thực phẩm mới”, “hạt tốt nhất thế giới”…; rằng với tổng mức đầu tư ban đầu chừng 100-150 triệu đồng, mỗi hecta sachi có thể cho giá trị kinh tế lên tới 350 triệu đồng.

cây sachi

Nguồn gốc cây Sachi

Hạt Sachi Có xuất xứ từ Nam Mỹ, được đánh giá cao về dinh dưỡng, Sachi dự kiến cho giá trị kinh tế lên tới 350 triệu đồng/ha khi trồng tại Việt Nam.

Cây Sachi (có tên gọi khác là Sacha inchi, Peanut Inca hay Inca Inchi) là loài thực vật họ thầu dầu có xuất xứ ở Nam Mỹ. Vùng đất sơ khởi của giống cây này nằm ở rừng Amazon gồm 19 loài, phân bố từ Bolivia tới Mexico, phổ biến nhất trong các khu vực Amazon của Peru, Ecuador và Colombia. Trong đó, 12 loài phân bố chủ yếu ở Nam và Trung Mỹ, 7 loài còn lại phân bố ở các khu vực khác trên thế giới.

Thực tế, đây là loài thực vật cổ xưa nhất trên trái đất còn tồn tại nguyên dạng đến ngày nay, sau hơn 200 triệu năm. Hạt Sachi có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và vượt trội so với nhiều loại hạt có dầu khác, gồm các loại omega, vitamin C và E.

Sachi thích hợp phát triển trong điều kiện nhiệt độ 7-48 độ C, sinh trưởng và phát triển tốt ở 10-36 độ C. Cây có có khả năng chịu sương muối.

Omega-3 trong sachi được cho là có đến 48%-54%, giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên…

Cây sachi được trồng khảo nghiệm ở nước ta từ tháng 4-2014

Đầu năm 2015, gia đình ông Dương Quốc Huy (ngụ xã Đông Sơn, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh và Công ty CP Sachi Vina mời tham gia mô hình trồng sachi. Ngoài giống cây, ông còn được cán bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam tư vấn, giúp đỡ về kỹ thuật.
“Siêu thực phẩm mới”

“Sau 7 tháng triển khai, tôi(Ông Huy) thấy cây sachi thích nghi tốt với khí hậu lạnh cũng như nắng nóng kéo dài. Hiện cây phát triển tốt và đã cho thu hoạch một lượt hạt nhất định. Một số giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về nông nghiệp đánh giá rất cao chất lượng hạt trồng tại đây” – ông Huy kỳ vọng.

Tại trang trại của ông Huy, chúng tôi nhận thấy vườn cây sachi được trồng sát chân đồi núi đá phát triển khá tốt, nhiều cây đang ra hoa kết quả. Tuy nhiên, cũng có nhiều cây đã chết khô, gãy đổ do thân mềm. Theo ông Huy, trong đợt nắng hạn kéo dài vừa qua, do không còn nước tưới nên có một số cây chết nhưng đa phần đã chống chọi được.

“Tôi không dám khẳng định hiệu quả đến đâu vì đang trồng thử nghiệm nhưng thấy một số nơi người ta trồng hiệu quả cao. Tôi mong cây này thành công để mở rộng diện tích vì khu vực này trước đây tôi đã thử nghiệm rất nhiều cây nhưng không mang lại hiệu quả” – ông Huy thổ lộ.

Khi chúng tôi nêu thực tế về việc mắc ca trồng đại trà tại nhiều địa phương đang chết yểu, ông Huy cho rằng “cây tỉ đô” 4-5 năm mới cho quả, thời gian đầu tư chăm sóc lâu nên rủi ro cao. Trong khi đó, cây sachi chỉ trồng khoảng 5-7 tháng là ra quả và cây quanh năm có hoa, cho thu hoạch nên ông cũng yên tâm phần nào.

Theo ông Phạm Đình Cư, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, mô hình trồng sachi đã được triển khai tại xã từ đầu năm 2015 và chỉ duy nhất hộ ông Huy trồng loại cây này. “Đây là loài cây mới nên địa phương cũng không rõ hiệu quả
của nó như thế nào” – ông Cư băn khoăn.
Không nên vội vã trồng

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Nguyễn Thị Phương Thảo – Trưởng Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – cho biết cây sachi được trồng khảo nghiệm ở nước ta từ tháng 4-2014, đến nay đã cho thu hoạch và phát triển tốt. Mô hình trồng sachi được Công ty CP Sachi Vina kết hợp với các nhà khoa học của Khoa Công nghệ Sinh học và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia thực hiện.

Theo bà Thảo, sachi trồng khảo nghiệm có tỉ lệ sống trên 95%. Cây bắt đầu ra hoa sau khi trồng 3-5 tháng và sau 6-8 tháng đã cho thu hoạch quả. Sachi đang được các nhà khoa học khảo nghiệm ở nhiều vùng khác nhau tại Việt Nam. “Bước đầu khảo nghiệm chứng tỏ loại cây này khá hợp với nước ta” – bà khẳng định.

Theo PGS-TS Thảo, phải hết sức cẩn trọng, làm bài bản, khoa học vì sachi là loại cây trồng mới. “Bài học về cây mắc ca mà nhiều nơi phát triển một cách tự phát cần được lưu ý. Chúng tôi mới khảo nghiệm được năm thứ nhất, có thể 1-2 năm đầu sachi phát triển tốt nhưng biết đâu năm thứ ba sẽ bị sâu bệnh hay diễn biến bất thường nào đó. Vì vậy, phải tiếp tục khảo nghiệm để có đủ thông tin đánh giá một cách khoa học nhất” – bà nhìn nhận.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trí Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng đánh giá tính hiệu quả hay không của một loại cây trồng, nhất là cây trồng mới, là rất khó, cần phải có thời gian để chứng minh. Ông Ngọc cho biết sachi ở Peru đã sản xuất với quy mô hàng hóa rất tốt và hiệu quả. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam không nên vội vàng tự phát trồng cây này khi chưa có khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà khoa học.

“Nếu để nông dân tự trồng ồ ạt thì đây là điều cực kỳ nguy hiểm vì có thể họ sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế. Làm khảo nghiệm, thí điểm phải để cho doanh nghiệp và các nhà khoa học tiến hành, sau khi thành công thì nông dân mới nên trồng” – ông Ngọc thận trọng.

Theo ông Ngọc, điều quan trọng nhất là cây sachi phải được nghiên cứu, khảo nghiệm, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. “Nếu chỉ nghe nói về cây đó thế nọ, thế kia là không đủ thông tin chính xác” – ông Ngọc nhấn mạnh.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi