Một nghiên cứu mới cho thấy rằng khi thói quen ngủ thường ngày bị gián đoạn hay thay đổi chu kỳ ngủ thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch sẽ tăng cao. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin về mối liên hệ giữa chu kỳ ngủ và sức khỏe.
Mục Lục
Thay đổi chu kỳ ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
Nghiên cứu được thực hiện trên 447 nam giới và phụ nữ, tuổi từ 30 – 54, những người làm việc ít nhất 25 giờ một tuần. Mỗi người tham gia nghiên cứu đều đeo một chiếc vòng tay ghi lại giấc ngủ và chuyển động của họ 24 giờ một ngày, liên tục trong một tuần. Bảng câu hỏi được sử dụng để đánh giá thói quen tập thể dục và ăn uống của họ.
Các nhà điều tra nhận thấy rằng gần 85% những người tham gia nghiên cứu đã ngủ lâu hơn vào ngày nghỉ so với ngày làm việc. Những người còn lại thức dậy sớm hơn vào ngày nghỉ so với ngày làm việc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có sự khác biệt lớn về chu kỳ ngủ của ngày làm việc và ngày rảnh rỗi có xu hướng có mức cholesterol và insulin lúc đói kém hơn, tình trạng kháng insulin nhiều hơn, kích thước vòng eo lớn hơn và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn.
“Social jet lag” là khái niệm đề cập đến sự không phù hợp giữa nhịp sinh học của một cá nhân (đồng hồ sinh học) và lịch trình ngủ do xã hội áp đặt (hay những sự bất thường xuất hiện trong cuộc sống sinh hoạt). Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng social jet lag có liên quan đến béo phì và một số chỉ số về chức năng tim mạch.
Ngay cả ở những người trưởng thành khỏe mạnh, ít gặp sự sai lệch trong chu kỳ ngủ của họ thì chứng Social jetlag cũng có thể góp phần gây ra các vấn đề về trao đổi chất. Những thay đổi về trao đổi chất này có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch.
Tuy nhiên, mối liên quan được tìm thấy trong nghiên cứu không chứng minh được mối quan hệ nhân – quả trực tiếp giữa thói quen ngủ không phù hợp và sự phát triển của những căn bệnh này.
Một nghiên cứu khác đã xem xét trên 2.003 người lớn trong độ tuổi từ 45-84 cho kết quả tương tự rằng số lượng giấc ngủ dao động, thời gian đi ngủ và thức dậy không đều đặn khiến mọi người có nguy cơ béo phì, cholesterol cao, huyết áp cao, đường huyết cao và các vấn đề sức khỏe khác. Đối với mỗi giờ thay đổi giấc ngủ, những rủi ro này tăng lên 27%.
Một lịch trình ngủ lành mạnh từ 7 – 9 giờ nghỉ ngơi mỗi đêm đối với người lớn bình thường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy rằng không chỉ thời lượng mà còn là sự nhất quán của thói quen ngủ mới ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Vì vậy để hạn chế các nguy cơ sức khỏe, chúng ta nên tạo dựng thói quen duy trì lịch ngủ – thức đều đặn, đảm bảo môi trường ngủ tối, mát mẻ và thoải mái, tháo thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ và ngừng sử dụng chúng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
Ngoài việc không để đồ điện tử trong phòng vào ban đêm, chúng ta nên tránh dùng caffeine vào buổi chiều và buổi tối, tránh uống rượu trước khi đi ngủ để có một đêm ngon giấc.
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim
Đa số người trưởng thành cần có chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 7 giờ mỗi đêm để duy trì sức khỏe tim mạch cùng như mang lại những lợi ích sức khỏe khác như ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp và trầm cảm.
Có nhiều kiểu thay đổi chu kỳ ngủ, trong đó giấc ngủ không đều đặn được định nghĩa là thời điểm đi ngủ hoặc thức dậy không duy trì cố định. Mặc dù những lợi ích của một giấc ngủ ngon đã được nhắc đến rất nhiều, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy rằng chu kỳ ngủ đều đặn thực sự có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh mạch vành tim.
Một mới nghiên cứu tin cậy khác cho thấy những người trưởng thành có rối loạn chu kỳ ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Trong khoảng thời gian 5 năm, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 1.992 đàn ông và phụ nữ, độ tuổi từ 45 đến 84, hoàn toàn không mắc bệnh tim mạch khi tham gia nghiên cứu và sinh sống trên khắp nước Mỹ với nhiều sắc tộc khác nhau
Để kiểm tra sự bất thường về giấc ngủ, những người tham gia sẽ đeo một thiết bị đo lường trên cổ tay để theo dõi hoạt động ngủ và thức trong 7 ngày liên tục.
Quá trình theo dõi kéo dài 5 năm liên tục cho thấy 111 người tham gia có sự phát triển của các bệnh lý tim mạch khác nhau, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thậm chí tử vong do các vấn đề liên quan tim mạch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia có thời lượng hoặc thời gian ngủ không đều đặn có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao hơn đến 2 lần so với những người có chu kỳ ngủ đều đặn.
Tình trạng rối loạn chu kì ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì
Thay đổi chu kỳ ngủ ảnh hưởng đến chứng viêm và tình trạng béo phì
Bên cạnh đó, một sự thật đã được chấp nhận rộng rãi là chu kỳ ngủ kém chất lượng góp phần gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác, như thay đổi lượng đường trong máu, chứng viêm và tình trạng béo phì
Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể hoặc chu kỳ ngủ đều có thể góp phần gây nên chứng viêm. Thay đổi, rối loạn chu kỳ ngủ dẫn đến chứng viêm, từ đó tác động đến thành mạch máu, gây phá vỡ các mảng xơ vữa trên thành động mạch và cuối cùng dẫn đến một cơn nhồi máu cơ tim cấp.
Khi bệnh nhân có những thay đổi chu kỳ ngủ sẽ làm suy giảm một loại hormone có tên là leptin. Hormone này có tác dụng cảnh báo no, giúp chúng ta không muốn ăn nữa. Khi mức leptin thấp, chúng ta ăn nhiều hơn và ít tập thể dục hơn, dẫn đến tăng cân, béo phì và cuối cùng là đề kháng insulin. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn và làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch.
Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.