Thịt bò giàu dinh dưỡng nhưng nhiều tác hại khi dùng không đúng cách

 

Thịt bò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn những tác hại nếu trẻ tiêu thụ không đúng cách.

Giá trị dinh dưỡng của thịt bò

– Mang đến cho trẻ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với hàm lượng sắt và kẽm cao, thịt bò có tác động lớn với sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó sẽ giúp tăng cường chức năng trao đổi, giúp trẻ có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

– Hỗ trợ tăng trưởng thể chất

Thịt bò luôn nằm trong danh sách đầu tiên các thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ. Quan trọng nhất, thịt giúp thể chất của trẻ phát triển, cao lớn nhưng lại không làm tăng cân quá mức mà luôn ở trạng thái có thể kiểm soát.

thịt bò

Mỗi ngày, trẻ chỉ nên ăn 70g thịt bò.

– Kích thích não bộ phát triển

Bên cạnh thể chất, thịt bò còn hỗ trợ, kích thích não bộ. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho não mặc dù tồn tại bên trong cả thịt bò lẫn thực vật, tuy nhiên ở thịt, cơ thể trẻ lại hấp thụ dễ dàng hơn.

– Ngăn ngừa thiếu máu

Thịt bò là nguồn thực phẩm giúp bố mẹ giảm đi nỗi lo thiếu máu – vấn đề thường xuyên xảy ra ở trẻ.

– Cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng

Có vô số chất dinh dưỡng bên trong thịt bò như: protein, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin B6, choline… Những chất này vô cùng quan trọng để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Ăn nhiều thịt bò ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

– Làm suy yếu hoạt động của tế bào

Thịt đỏ nói chung và thịt bò nói riêng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách các chất có khả năng làm suy yếu hoạt động tế bào. Lý do là vì cơ thể nạp quá nhiều chất harem trong thịt, gây ảnh hưởng sức khỏe. WHO khẳng định trẻ ăn từ 100g thịt đỏ trở lên mỗi ngày sẽ làm tình trạng cơ thể giảm sút rõ rệt.

– Giảm cơ hội hấp thu protein

Nếu chỉ cho trẻ ăn xuyên suốt thịt bò trong thời gian dài, trẻ sẽ thiếu hụt nguồn protein từ gà, cá…

Lưu ý khi cho trẻ ăn thịt bò

– Hàm lượng khuyến khích

Dù trẻ có yêu thích hay dễ ăn hơn khi ăn thịt bò, bố mẹ cũng không nên cho con ăn vượt mức cho phép. Mỗi ngày, bố mẹ chỉ nên cho con ăn 70g và lựa chọn loại thịt tươi.

– Không chế biến ở nhiệt độ cao hoặc dùng thịt bò bị cháy, khét

Những món ăn như beefsteak luôn khiến trẻ hứng thú hơn khi ăn. Tuy nhiên, khi chế biến ở nhiệt độ cao trên 200 độ C, thịt bò sẽ sinh ra các chất có hại trực tiếp đến trẻ. Ngay cả lượng khói được thải ra trong quá trình chế biến đôi khi cũng làm ảnh hưởng cơ thể phần nào.

Vì vậy, bố mẹ lưu ý không chế biến ở nhiệt độ cao và tuyệt đối không nên cho trẻ ăn thịt bị cháy hay khét.

– Hạn chế sử dụng sản phẩm chế biến sẵn

Thịt bò là nguồn nguyên liệu chế biến đa dạng các loại món ăn. Và để thay đổi khẩu vị, bố mẹ cũng thường cho trẻ ăn thay phiên thịt nguội, thịt xông khói, thịt nộm, khô bò… Nhưng bố mẹ nên hạn chế tối đa, vì các loại thịt đã chế biến sẵn này luôn bao hàm vô số chất bảo quản, phụ gia và bị biến đổi.

Đồng thời, ngay cả thịt bò tái cũng chúng ta cũng cần hạn chế cho trẻ ăn vì dễ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa nếu không được chế biến và lựa chọn kỹ lưỡng.

Theo TS Tuấn Thị Mai Phương – Viện Dinh dưỡng, ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt bê…) là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ máu cao, tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Đây là kết luận của Quỹ phòng chống ung thư quốc tế dựa trên việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu về tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn trên các nước và các dân tộc khác nhau.

Mỗi người nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần. Tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350-500g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.