Thời điểm và địa điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật

 

Thời điểm và địa điểm mở thừa kế là một nội dung quan trọng nhằm xác định việc thừa kế trong những trường hợp nhất định. Vậy pháp luật dân sự quy định thế nào về nội dung này?

thời điểm và địa điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

Việc xác định thời điếm mở thừa kê rất quan trọng. Kể từ thời điểm đó, xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế gồm cả những gì và đến khi chia di sản còn bao nhiêu. Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kề nhưng đã thành thai trước khi người để lại dị sản chết,

Trong trường hợp Toà án đã tuyên bố một người là đã chết, thì tùy từng trường hợp tòa án xác định ngày chết của người đó; nếu không xác định được ngày chết, thì ngày quyết định của Toà án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết.

Ví dụ :Trong một tai nạn máy bay, lũ lụt… theo yêu cầu của thân nhân người bị tai nạn, đề nghị Toà án tuyên bố ngưởi chết, mà qua điều tra xác minh, nếu biết chính xác được ngày xảy ra tai nạn, thì Toà án có thể tuyên bố ngày chết của người bị tai nạn là ngày xảy ra tai nạn.

Địa điểm mở thừa kế

Khoản 2 Điều 611 BLDS quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”

Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường. thị trấn)

BLDS quy định địa điểm mờ thừa kế, vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: Kiểm kê ngay tài sản của người đã chết (trong trường hợp cần thiết); xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật; người từ chối nhận di sản…

Ngoài ra, nếu có người trong diện thừa kế từ chối nhận di sản, thì phải thông báo cho cơ quan Công chúng nhà nước hoặc UBND xã. phường, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Hơn nữa, trong trường bợp có tranh chấp thì Toà án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết.

Trong thực tế, một người trước khi chết có thể ở nhiều nơi khác nhau, do đó, BLDS quy đinh địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Nguồn: lawkey.vn

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi