Tiêm miễn phí vaccine phòng ung thư cổ tử cung, cúm

 

Theo đề xuất của Bộ Y tế, các vaccine phòng các bệnh tiêu chảy do virus Rota, bệnh do phế cầu, ung thư cổ tử cung, cúm sẽ lần lượt được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030.
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, Chính phủ đồng ý với lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 – 2030 của Bộ Y tế.

Cụ thể, đưa vaccine phòng bệnh do virus Rota từ năm 2022, vaccine phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026 và vaccine phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030. Phạm vi và số đối tượng thụ hưởng theo đề xuất của Bộ Y tế.

Tiêm miễn phí vaccine phòng ung thư cổ tử cung, cúm

Sẽ tiêm miễn phí vaccine phòng ung thư cổ tử cung, cúm

Trong trường hợp huy động được nguồn viện trợ, hỗ trợ trong nước hoặc được bổ sung ngân sách Nhà nước, Bộ Y tế quyết định việc có thể thực hiện lộ trình này sớm hơn.

Chính phủ cũng đồng ý cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng cân đối ngân sách địa phương mua vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung nếu có thể tiếp cận với mức giá ưu đãi cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao khác ngoài Tiêm chủng mở rộng ngay từ giai đoạn 2022 – 2025 nhằm khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng phòng bệnh.

Cũng theo nghị quyết này, ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí mua vaccine theo lộ trình. Ngân sách địa phương bố trí kinh phí tổ chức triển khai tiêm chủng tại địa phương. Ngoài ra, nguồn kinh phí thực hiện còn gồm nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác, nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine tự nguyện chi trả.

Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện lộ trình này. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí để mua vaccine theo lộ trình tăng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể sử dụng ngân sách địa phương để mua các loại vaccine đã được cấp phép bổ sung vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022 – 2030 và tổ chức triển khai tiêm chủng.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng cân đối ngân sách địa phương phối hợp với Bộ Y tế hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để mua vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để tiêm cho các đối tượng nguy cơ cao ngoài Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn, bảo đảm đúng quy định.

Vaccine là gì?

Vắc-xin (tiếng Pháp: vaccin, tiếng Anh: vaccine) là một chế phẩm sinh học cung cấp khả năng miễn dịch thu được chủ động đối với một bệnh truyền nhiễm cụ thể. Vắc xin thường chứa tác nhân giống vi sinh vật gây bệnh và thường được tạo ra từ các dạng vi sinh vật, độc tố hoặc một trong các protein bề mặt của nó, mà đã bị làm suy yếu hoặc bị giết chết.

Tác nhân này kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, sau khi coi tác nhân là một mối đe dọa, sẽ tiêu diệt nó và sẽ tiếp tục nhận ra và tiêu diệt bất kỳ vi sinh vật nào có liên quan đến tác nhân đó mà nó có thể gặp trong tương lai.

Vắc xin có thể mang tính dự phòng (để ngăn ngừa hoặc cải thiện ảnh hưởng của một chứng lây nhiễm trong tương lai bởi một mầm bệnh “hoang dã” trong tự nhiên), hoặc mang tính điều trị (để chống lại một căn bệnh đã xảy ra, chẳng hạn như ung thư).

Việc đưa vắc-xin vào cơ thể người được gọi là tiêm chủng. Tiêm vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm; Khả năng miễn dịch rộng rãi do tiêm chủng là nguyên nhân chủ yếu trong việc xóa sổ bệnh đậu mùa trên toàn thế giới và hạn chế các bệnh như bại liệt, sởi và uốn ván tại nhiều nơi trên thế giới.

Hiệu quả của việc tiêm chủng đã được nghiên cứu và kiểm chứng rộng rãi; ví dụ, các loại vắc xin đã được chứng minh là có hiệu quả bao gồm vắc xin cúm, vắc xin HPV, và vắc xin thủy đậu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng vắc xin được cấp phép hiện có sẵn để phòng chống 25 bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa khác nhau.

Thuật ngữ vắc-xin (vaccine) có nguồn gốc từ Variolae vaccinae (bệnh đậu mùa của bò), thuật ngữ này được Edward Jenner (cả hai đều phát triển các khái niệm về vắc-xin và tạo ra vắc-xin đầu tiên) sử dụng để nói về bệnh đậu mùa. Ông đã sử dụng cụm từ này vào năm 1798 cho tiêu đề dài của bài Tìm hiểu về loài Variolae vaccinae được gọi là Bệnh đậu bò, trong đó ông mô tả tác dụng bảo vệ của các nốt đậu trên bò đối với bệnh đậu mùa ở người.

Năm 1881, để vinh danh Jenner, Louis Pasteur đã đề xuất rằng thuật ngữ này cần được mở rộng để bao gồm các phương pháp tiêm chủng mới được phát triển sau đó.[13] Các khoa học về phát triển vắc-xin và sản xuất được gọi vaccinology.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.