“Vợ chồng hay cãi nhau sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch“, kết quả này được chỉ ra trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Theo đó, 80% nam giới gắt gỏng với vợ thường xuất hiện dấu hiệu tim mạch như: đau ngực, thở dốc, tim đập nhanh.
Cụ thể, theo nghiên cứu của Đại học Pittsburgh của Mỹ, khi cuộc sống hôn nhân không hòa thuận sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình, xã hội và đặc biệt hơn nữa chính là sức khỏe của những người trong cuộc.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra độ dày động mạch cổ của người tham gia nghiên cứu và ghi nhận rằng: Giữa các cặp vợ chồng thường xuyên tương tác tiêu cực thì động mạch cổ của họ sẽ dày hơn.
Mục Lục
Vợ chồng hay cãi nhau sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim
GS Thomas Carmack, Đại học Pittsburgh phân tích: “Áp lực hôn nhân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả nam và nữ giới. Những cặp đôi thường xuyên xảy ra xung đột có nguy cơ tăng 8,5% các cơn đau tim, đột quỵ so với người bình thường”.
Trong một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại Đại học Utah (Mỹ) cũng cho thấy kết quả tương tự. Theo đó, có 136 cặp vợ chồng tham gia trả lời bảng câu hỏi đo lường chất lượng hôn nhân. Đồng thời, nhóm tác giả sử dụng máy quét CT để kiểm tra hiện tượng vôi hóa trong động mạch vành của người tham gia.
Kết quả cho thấy những cặp đôi tương tác hòa thuận rất có lợi cho sức khỏe, nhưng chỉ khi 1 trong 2 người không hạnh phúc sẽ xuất hiện tình trạng vôi hóa động mạch vành, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cũng như nguy cơ tử vong.
Trước đó, một nghiên cứu của Đại học Northwestern (Mỹ) đã cho rằng, hôn nhân không hạnh phúc có thể dẫn đến nỗi đau ở cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã theo dõi các cặp vợ chồng thông qua nội dung trò chuyện, biểu hiện gương mặt, ngôn ngữ hình thể, giọng nói trong khi họ tranh luận cùng nhau suốt 20 năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hành vi này thực sự có mối quan hệ với sức khỏe.
Kết quả cho thấy có 80% nam giới gắt gỏng với vợ thường xuất hiện dấu hiệu tim mạch như: đau ngực, thở dốc, tim đập nhanh.
Lý giải cho hiện tượng trên
Lý giải cho hiện tượng trên, TS Claudia Haase – Tác giả nghiên cứu cho biết, khi giận dữ sẽ khiến huyết áp, nhịp tim tăng lên. Về lâu về dài, điều này khiến trái tim yếu đi, thiếu sự khỏe mạnh, dễ gặp phải các vấn đề tim mạch.
Về phía chị em, theo nghiên cứu ở Đan Mạch những cuộc cãi vã trong gia đình nếu cứ lặp đi lặp lại sẽ làm tăng nguy cơ chết sớm đặc biệt ở phụ nữ. Theo tác giả, các cuộc cãi vã thường là quan trọng hơn dưới con mắt của người phụ nữ và đã ảnh hưởng đến căng thẳng thần kinh. Tăng huyết áp được xem là yếu tố quan trọng gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Cãi vã không chỉ khiến mối quan hệ vợ chồng bị rạn nứt mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vì vậy, hãy tập cho bản thân thói quen hạn chế các cuộc tranh cãi để tránh xa các triệu chứng bệnh tiềm tàng.
Hãy thử đi dạo một vài phút mỗi khi bạn bắt đầu có cảm giác nóng giận. Việc rời đi giúp bạn cắt ngang cuộc cãi vã trước khi chúng bắt đầu. Đi dạo cũng giúp chúng ta bình tĩnh hơn và sau khi tiếp tục tranh luận trở lại, bạn sẽ nói chuyện một cách bình tĩnh và ôn hòa hơn.
Có thể bạn không dễ dàng tha thứ và quên đi vụ việc tồi tệ vừa xảy ra, nhưng hãy cố gắng tha thứ và để mọi lỗi lầm được đẩy lùi vào quá khứ. Các cặp vợ chồng hạnh phúc chia sẻ rằng, họ luôn xin lỗi mỗi khi làm điều gì sai hoặc gây tổn thương cho đối phương. Khi họ là người bị tổn thương thì luôn chấp nhận lời xin lỗi từ người bạn đời và xem đó là một “món quà” trong cuộc sống gia đình.
Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.