10 ngày ghi nhận gần 1.000 ca sốt xuất huyết

 

Dịch sốt xuất huyết tại Quảng Bình đang diễn biến phức tạp, đến nay địa phương này đã ghi nhận hơn 3.000 ca. Đặc biệt trong 10 ngày qua, đã có gần 1.000 người bị sốt xuất huyết.

Bùng phát dịch ở Quảng Bình

Ngày 23/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, hiện tỉnh này đã ghi nhận 3.106 ca sốt xuất huyết tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố.

Theo đó, số ca mắc sốt xuất huyết tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Lệ Thủy (1.019 ca), Bố Trạch (643 ca), Quảng Ninh (477 ca), thành phố Đồng Hới (375 ca), Quảng Trạch (275 ca), thị xã Ba Đồn (237 ca); 2 huyện có số ca mắc mới thấp hơn các địa phương là Tuyên Hóa (56 ca) và Minh Hóa (24 ca).

sốt xuất huyết

Quảng Bình đang tích cực phòng, chống sốt xuất huyết.

Theo đánh giá, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, trong vòng 10 ngày trở lại đây, số ca mắc mới gia tăng nhanh (gần 1.000 ca). Số bệnh nhân mắc mới trung bình mỗi ngày từ 60-70 người.

Đến thời điểm này, tuy chưa có trường tử vong do sốt xuất huyết nhưng đã có một số bệnh nhân chuyển biến nặng, phải chuyển tuyến trên.

Để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus.

Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, Bệnh virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt.

Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn. Ở Việt Nam, tỷ lệ người trên 15 tuổi mắc sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Nam đã tăng từ 35% năm 1999 lên đến 60% năm 2017. Theo các bác sĩ chuyên ngành, đây là điều rất đáng lo ngại vì người lớn bị sốt xuất huyết dễ tử vong hơn trẻ em.

Triệu chứng

Đau đầu, đau mình, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), sau đó xuất hiện xuất huyết từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong.

Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt kéo dài 2-7 ngày, sốt kèm các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi nôn, gan to: ở trẻ em hay gặp hơn người lớn, đôi khi da xung huyết hoặc có phát ban.

Hiện tượng xuất huyết: thường xuất hiện vào ngày thứ hai của bệnh: Các biểu hiện xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi tiêm chích sẽ thấy bầm tím quanh nơi tiêm. Xuất huyết ngoài da: biểu hiện như các chấm xuất huyết, vết bầm tím, rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.

Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đi đại tiện ra máu. Khi có xuất huyết tiêu hóa nhiều

Hội chứng thần kinh: đau người. đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau quanh hố mắt; trẻ em nhỏ sốt cao, đôi khi co giật, hốt hoảng; không có biểu hiện màng não

Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu của sốc gồm: Trẻ mệt li bì hoặc vật vã, Chân tay lạnh,tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.Thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24 h nên đi viện.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi