Tìm hiểu bệnh Viêm loét đại tràng: Chần đoán, điều trị (số thứ 2)

 
Viêm loét đại tràng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Người bị viêm loét đại tràng luôn phải chịu đựng với những cơn đau và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài, khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ. Nguy hiểm hơn, nếu không được chữa trị triệt để, viêm đại tràng có thể tiến triển thành ung thư.

Vì thế, việc hiểu đúng về viêm loét đại tràng không chỉ là kiến thức dành riêng cho bác sĩ mà thực sự là một nhu cầu về kiến thức cần thiết cho cộng đồng.

viêm loét đại tràng

Cách chẩn đoán viêm loét đại tràng

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán viêm loét đại tràng được nghĩ tới khi người bệnh có triệu chứng đau bụng, chảy máu trực tràng và ỉa chảy. Sau khi nghi ngờ thì người bệnh sẽ tới các cơ sở y tế để thăm khám.

Trong công tác chẩn đoán, trước tiên bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi xoay quanh triệu chứng của người bệnh để đưa ra đánh giá sơ bộ ban đầu. Chẳng hạn như:

  • Bệnh nhân bị đau ở vị trí nào?
  • Cơn đau xuất hiện vào thời điểm nào?
  • Đau nhiều hay đau ít?
  • Bạn có ăn uống bất thường gì không?
  • Các triệu chứng bất thường khác?
  • Tiền sử bệnh tật và việc sử dụng thuốc?
  • Trong gia đình có ai mắc bệnh liên quan tới đường tiêu hóa hay không?
  • vv…

Bác sĩ có thể sờ nắn hoặc gõ vào vùng bụng để xác định vị trí và mức độ đau của bệnh nhân. Khi dùng tay ấn vào vùng hố chậu, nếu đúng là người bệnh bị viêm đại tràng thì sẽ có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng có cảm giác đau. Bác sĩ cũng có thể sờ thấy “thừng xích ma” giống như một ống chắc và ít di động.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Để cho đưa ra được kết luận chẩn đoán chính xác. Người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như là:

Xét nghiệm mẫu phân: Lấy mẫu phân đem phân tích để loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng và ký sinh trùng, vì những bệnh này cũng có triệu chứng giống như viêm loét đại tràng.

Xét nghiệm máu cũng: Nếu bệnh nhân bị nghi viêm loét đại tràng, thì thông qua xét nghiệm máu sẽ cho thấy:

  • Dấu hiệu thiếu sắt, thiếu máu do mất máu mãn tính
  • Tăng tế bào bạch cầu
  • Rối loạn điện giải, nhất là hạ kali máu
  • VS tăng, CRP tăng
  • Giảm albumine máu
  • Tăng men gan
  • Kháng thể kháng bạch cầu bào tương quanh nhân tăng
  • Kháng thể Antiglycan antibody tăng

Nội soi đại tràng: Để khẳng định có viêm loét đại tràng cần phải nội soi đại tràng. Bác sĩ dùng một ống nhỏ có thể bẻ cong được, đưa vào trực tràng (soi đại tràng xích-ma và soi đại tràng). Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp bên trong lòng đại tràng giúp chẩn đoán bệnh và xác định mức độ lan rộng của tổn thương viêm loét đại tràng.

Sinh thiết: Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ ở thành dại tràng để đem đi sinh thiết giúp xác định mức độ nặng của tổn thương và tầm soát ung thư. Những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng từ 8 năm trở lên thì cần sinh thiết định kỳ 1 -2 năm/ lần để đánh giá thường xuyên hơn và tiên lượng sớm nguy cơ ung thư.

Chụp X quang đại tràng: Đây là kỹ thuật bơm chất cản quang Barium  giúp quan sát hình ảnh khung đại tràng. Trong suốt thời chụp bằng baryt, một chất trắng được đưa vào trong trực tràng và đại tràng. Barium là một chất cản quang, làm cho hình ảnh đại tràng được rõ nét khi chụp. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp X quang lạc hậu hơn so với nội soi đại tràng, nó cho kết quả hình ảnh kém chi tiết hơn nên  hiện nay người ta ít sửa dụng phương pháp chẩn đoán này .

Chụp cắt lớp vi tính: Đây là phương pháp chụp hình ảnh chi tiết của đại tràng trên máy quét CT. Kỹ thuật này có thể được áp dụng thay thế cho nội soi đại tràng, nó đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp muốn xác định dấu hiệu ung thư đại tràng hoặc các bất thường khác trong lòng đại tràng chẳng hạn như polyp.

Các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng hiện nay

Điều trị bằng thuốc Tây y

Trong y học hiện đại, các loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng chủ yếu là để loại bỏ hoặc làm giảm triệu chứng, bao gồm:

  • Thuốc chống viêm:
  • Thuốc ức chế miễn dịch:
  • Thuốc chống tiêu chảy:
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt:
  • Bổ sung sắt và vitamin B12: giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do đại tràng xuất huyết kéo dài.

Các loại thuốc như coticoid sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như giữ nước, tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương. Với trẻ nhỏ, nếu sử dụng thì sẽ làm giảm miễn dịch. Với các thuốc ức chế miễn dịch sử dụng lâu dài, thì có thể làm giảm sức đề kháng, tăng khả năng mắc các bệnh cơ hội khác như cảm cúm, lao, viêm phổi…

Vì thế để hạn chế tác các dụng phụ ngoài ý muốn và nguy cơ tái phát trở lại, thì bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được phép tự ý đổi thuốc, tăng giảm liều lượng khi chưa có sự cho phép.

Điều trị bằng phẫu thuật

Có khoảng 25 – 40% trường hợp bệnh nhân bị viêm loét đại tràng phải phẫu thuật.

Phẫu thuật thường dành cho bệnh nhân bị viêm loét nặng sau khi điều trị bằng thuốc không thành công hoặc có biến chứng như xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, đại tràng phình nhiễm độc, ung thư, nghịch sản xuất hiện ở nhiều vị trí trong niêm mạc đại tràng.

Bệnh sẽ được làm phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Đối với những bệnh nhân bị biến chứng không phải ung thư thì sau phẫu thuật cần nội soi hậu môn – trực tràng định kỳ để phát hiện dấu hiệu bất thường,  vì nếu niêm mạc đại tràng vẫn được giữ lại, thì nguy cơ hình thành ung thư về sau vẫn còn.

Điều trị y học cổ truyền

Trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị viêm đại tràng bằng y học cổ truyền ngày càng tăng cao. Ưu điểm của các bài thuốc y học cổ truyền là có thể sử dụng lâu dài, không gây ra nhiều ác dụng phụ nư thuốc tây y, không làm giảm sức đề kháng hay ức chế miễn dịch.

Trong y học cổ truyền, viêm đại tràng được điều trị theo căn nguyên của bệnh như là phúc thống, tiết tả, lỵ tật, tràng phong.

Mục đích điều trị là nhằm tăng kiện tì vị, điều hòa can tị, thanh thất nhiệt, tiêu độc, ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, ôn thận, chỉ tả.

Các bài thuốc đông y nổi tiếng dùng trong điều trị viêm loét đại tràng phải kể đến như Thược dược thang, Hương sa lục quân và các bài thuốc nghiệm phương

Các vị thuốc chính yếu trong y học cổ truyền thường hay nhắc đến khi điều trị viêm loét đại tràng là hoàng liên. Ngoài ra, cần phối hợp với các vị thuốc khác như là bạch thược, bạch truật, chỉ xác, phục linh, đẳng sâm, đại hoàng, hương phụ, ý dĩ nhân… để tăng hiệu quả điều trị.

Hỗ trợ điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Các mẹo dân gian có thể giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng khó chịu của viêm đại tràng tại nhà. Ví dụ như:

  • Uống trà gừng, nhai tỏi tươi để giảm đầy hơi, chướng bụng.
  • Uống bột nghệ với mật ong, ăn lá mơ, uống bột sung khô để chữa đau bụng đi ngoài.
  • Uống nước lá nhót khô sao vàng để chữa tiêu chảy…

Làm thế nào để phòng ngừa viêm loét đại tràng?

Bệnh viêm loét đại tràng có tỷ lệ tái phát cao từ 75-85%. Không những vậy, tỷ lệ tử vong tăng nếu bệnh xuất hiện lần đầu ở người già trên 60 tuổi

Viêm loét đại tràng kéo dài, khó điều trị dứt điểm thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán nản và có tâm lý buông xuôi. Để bệnh thuyên giảm, và hạn chế tối đa khả năng tái phát thì việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng hằng ngày có vai trò cực kỳ quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của đại tràng. Một số loại đồ ăn, nước uống có thể làm tăng thêm các triệu chứng của viêm loét đại tràng, đặc biệt là trong thời gian bệnh tái phát. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày, nên loại bỏ hoặc hạn chế các loại thức ăn này.

Dưới đây là một số những gợi ý trong ăn uống cho người bệnh viêm loét đại tràng:

Nên ăn nhiều chất xơ: Đối với người bị viêm loét đại tràng, ăn nhiều rau củ có thể làm đau, tiêu chảy và chướng bụng, đầy hơi. Loại bỏ những loại rau làm triệu chứng nặng hơn như bắp cải, đậu và bông cải xanh,…

Hạn chế các sản phẩm sữa: Sữa có chứa lactose, không tốt cho người bệnh. Vì vây,hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa. Trong một số trường hợp, có thể cần phải loại bỏ thực phẩm từ sữa hoàn toàn. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ít lactose. Lưu ý, với việc hạn chế lượng sữa, sẽ cần phải tìm canxi của nguồn khác bổ sung.

Đồ uống: Nên uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, để bù số nước mất đi do tiêu chảy nhiều lần. Hạn chế rượu bia hay các loại đồ uống có ga vì chúng có thể khiến bụng căng chướng hơn và kích thích vết loét dẫn đến đau đớn.

Bên cạnh các loại thực phẩm trên, người bệnh cũng cần chú ý tới việc lựa chọn và chế biến thực phẩm hằng ngày.

  • Chọn lựa những loại thực phẩm tươi sạch, đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, không cơm hàng, cháo chợ.
  • Các món ăn nên được chế biến ở dạng đơn giản, ít gia vị, dạng mềm lỏng, dễ tiêu hóa và hấp thụ.
  • Nên thay đổi cách chế biến, nên thái nhỏ, hấp nướng hoặc làm mềm chúng để tiêu hóa tốt hơn.
  • Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, để giảm tải cho hệ tiêu hoá.

Loại bỏ căng thẳng, stress

Stress không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm đại tràng, nhưng nó có thể làm cho các triệu chứng của bệnh ngày càng tệ hơn. Khi bị stress, quá trình tiêu hóa bình thường có thể thay đổi, khiến dạ dày tăng tiết axit. Stress cũng có thể tăng tốc hoặc làm chậm hoạt động co bóp của nhu động ruột gây rối loạn chức năng tiêu hóa của đại tràng.  Vì vậy chúng ta cần học cách để tránh những căng thẳng, mệt mỏi.

Một số cách tránh stress bao gồm:

Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi: không để bản thân bị quá tải trong công việc hay học tập. Cần dành những khoảng thời gian cần thiết cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Ngủ đủ 7- 9  tiếng mỗi ngày để có trạng thái tinh thần tốt nhất. Luôn giữ tinh thần vui tươi, lạc quan.

Tập thể dục hàng ngày: 30 phút cho các bài tập thể dục đơn giản mỗi ngày là phương tự nhiên hữu hiệu nhất giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị stress, căng thẳng. Một số bài tập nhẹ nhàng mà bạn có thể áp dụng như là đi bộ, xe đạp hay yoga hoặc thiền định.

Các biện pháp thư giãn khác: nghe nhạc, đọc sách, massage,…

Trên đây là những thông tin về căn bệnh Viêm loét đại tràng. Chúng tôi hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc dồi dào sức khỏe và sống vui tươi.

Nguồn: trang web Tràng Phục Linh

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.