Giấc ngủ kém chất lượng có thể khiến não co lại

 

Nghiên cứu mới cho thấy giấc ngủ kém chất lượng có thể liên quan đến sự co rút chất xám của não theo thời gian. Vậy ảnh hưởng của giấc ngủ lên não như thế nào?

giấc ngủ kém có liên quan đến sự co rút của chất xám theo thời gian

Giấc ngủ kém chất lượng có thể liên quan đến sự co rút chất xám của não theo thời gian

Ảnh hưởng của giấc ngủ lên não như thế nào?

Sự suy giảm nhanh hơn của ba phần não được tìm thấy ở hầu hết những người lớn tuổi có giấc ngủ kém chất lượng, mặc dù không nhất thiết là ngủ quá ít. Khó ngủ bao gồm khó đi vào ngủ, thức giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu giấc ngủ kém chất lượng có chắc chắn gây ra những thay đổi trong não hay không, liệu não co lại có gây ra tình trạng giấc ngủ kém chất lượng hay không, hay cả hai tình trạng này đều xảy ra đồng thời.

Trưởng nhóm nghiên cứu Claire Sexton – trợ lý nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Oxford cho biết con người dành khoảng một phần ba cuộc đời để ngủ, và giấc ngủ được xem là “quản gia của não bộ”, giúp não bộ phục hồi và sửa chữa.

Nếu giấc ngủ bị gián đoạn, các quá trình giúp khôi phục và sửa chữa não cũng bị gián đoạn hoặc hoạt động kém hiệu quả hơn, dẫn đến tỷ lệ suy giảm khối lượng não lớn hơn. Tuy nhiên có khả năng sự suy thoái trong não cũng góp phần gây khó ngủ. Có thể tốc độ suy giảm khối lượng não lớn hơn khiến một người khó có được giấc ngủ ngon, vì vậy vấn đề này có thể xảy ra theo cả hai hướng.

Sexton và các đồng nghiệp của cô đã quét não cho 147 người trưởng thành ở Na Uy, tuổi trung bình 54 khi bắt đầu nghiên cứu, họ đã trải qua 2 lần quét não, một lần khi bắt đầu nghiên cứu và một lần trung bình là ba năm rưỡi sau đó.

Vào thời điểm quét lần thứ hai, những người tham gia cũng điền vào bảng câu hỏi về chất lượng giấc ngủ của họ, bao gồm thời gian và mức độ ngủ, thời gian đi vào giấc ngủ, thời gian thực sự đã ngủ, tần suất họ thức dậy mỗi đêm, mức độ buồn ngủ của họ trong ngày và liệu họ có sử dụng thuốc ngủ hay không. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người tham gia mất trung bình 20 phút để đi vào giấc ngủ và ngủ trung bình 7 giờ mỗi đêm.

Sau khi thực hiện các điều chỉnh về hoạt động thể chất, cân nặng và huyết áp của những người tham gia – những thứ đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, các nhà nghiên cứu đã so sánh những thay đổi trong quá trình quét não của những người tham gia và báo cáo phát hiện của họ như sau:

Ở những người có chất lượng giấc ngủ kém, các nhà nghiên cứu đã thấy có sự co rút ở một phần của vỏ não trước của họ (não co lại) và một số phần bị teo hoặc suy giảm các phần khác của não, bao gồm các phần não liên quan đến khả năng lý luận, lập kế hoạch, trí nhớ và giải quyết vấn đề.

Nghiên cứu không kiểm tra kỹ năng tư duy của những người tham gia, vì vậy nó không thể chứng minh rằng giấc ngủ kém hoặc não co lại có liên quan đến trí nhớ kém hoặc tình trạng khó tập trung suy nghĩ. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu trước đây phát hiện ra mối liên hệ giữa suy giảm trí nhớ và giảm khối lượng não.

Anton Porsteinsson – Giám đốc Chăm sóc, Nghiên cứu và Giáo dục bệnh Alzheimer tại Trường Y và Nha khoa Đại học Rochester cho biết chúng ta thường liên hệ giữa sự co rút của não, não co lại với việc mất mô não và cho rằng điều đó không có lợi khi cơ thể già đi.

Trong khi đó rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng phổ biến trong dân số nói chung và nó thường trở nên tồi tệ hơn khi cơ thể lão hóa. Ngày càng có nhiều dữ liệu cho thấy rằng rối loạn giấc ngủ có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến kết quả kém khi đánh giá về tế bào não và các vấn đề y tế khác.

Mối tương quan chỉ là chất lượng giấc ngủ kém chứ không phải giấc ngủ ngắn hơn. Nghiên cứu cho thấy, kích thước não bị giảm ở những người ngủ kém được thấy ở mọi lứa tuổi, nhưng mối tương quan mạnh hơn ở những người lớn trên 60 tuổi.

Các mẹo để có giấc ngủ ngon

Vì vậy thói quen tốt trước khi đi ngủ và giấc ngủ ngon rất quan trọng, cho dù đó có phải là giấc ngủ tự nhiên hay phải sử dụng thuốc để tăng cường giấc ngủ nhưng tốt nhất chúng ta có thói quen đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.

Các mẹo khác để có giấc ngủ ngon bao gồm loại bỏ các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh và máy tính bảng ra khỏi phòng ngủ, không nên kiểm tra email ngay trước khi ngủ, tăng cường các hoạt động thể chất vào ban ngày, tránh dùng caffeine vào khoảng thời gian gần cuối ngày.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để kiểm tra xem liệu việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của mọi người có thể làm chậm tốc độ mất khối lượng não hay không. Nếu đúng như vậy, cải thiện thói quen ngủ của mọi người có thể là một cách thức quan trọng để cải thiện sức khỏe não bộ.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi

Exit mobile version