Hội chứng chuyển hóa và các bệnh lý liên quan (số thứ nhất)

 

Hội chứng chuyển hóa chỉ một nhóm những yếu tố nguy cơ tim mạch mà nguyên nhân sâu xa liên quan đến sự đề kháng insulin. Hội chứng này bao gồm béo phì, tăng huyết áp, tăng đường huyết và nồng độ triglycerides máu tăng.

Hội chứng chuyển hóa là gì?

Trong cơ thể con người luôn luôn có những quá trình “chuyển hóa” của các chất liên quan đến mọi hoạt động và sức khỏe. Khi bị rối loạn ở một mức độ nhất định nào đó thì cơ thể có thể tự cân bằng và điều chỉnh. Khi không thể tự điều chỉnh được thì cơ thể sẽ bị các rối loạn chức năng âm thầm, có khi kéo dài hàng nhiều năm, với rất ít các triệu chứng nên rất dễ bị bỏ qua. Muộn hơn có thể sẽ dẫn đến những rối loạn cùng xảy ra trong một hội chứng có tên gọi là hội chứng chuyển hóa với những nguy cơ và thách thức thật sự.

Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa là một nhóm các chứng bệnh – cao huyết áp, tăng đường – máu, dư thừa mỡ trung tâm hay bất thường về cholesterol – xảy ra đồng thời, làm tăng nguy cơ các bệnh tim-mạch và các vấn đề khác về sức khỏe như đột quỵ, đái tháo đường…

Các thành tố chính của hội chứng chuyển hóa là rối loạn lipid máu với tăng triglycerides và giảm lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C), tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa glucose. Béo bụng (béo trung tâm) và hoặc kháng insulin được cho là các biểu hiện chính của hội chứng này. Gần đây, một số bất thường khác như viêm mãn tính, tình trạng tiền đông, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượungưng thở khi ngủ đã được đưa thêm vào hội chứng chuyển hóa, làm cho định nghĩa của nó ngày càng phức tạp hơn.

Bên cạnh nhiều thành tố và các tác động lâm sàng của hội chứng chuyển hóa đã được ghi nhận, vẫn chưa có được sự đồng thuận về cơ chế gây bệnh cũng như tiêu chuẩn chẩn đoán chính xác. Khi chỉ có đơn độc một trong các chứng bệnh nêu trên thì không có nghĩa là người bệnh bị hội chứng chuyển hóa. Tuy vậy, bất kỳ một chứng nào trong số đó cũng đều có thể làm tăng nguy cơ, và khi có nhiều hơn các chứng bệnh phối hợp thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn hơn.

Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa chỉ một nhóm những yếu tố nguy cơ tim mạch mà

nguyên nhân sâu xa liên quan đến sự đề kháng insulin

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Nguyên nhân

Hội chứng chuyển hóa có liên quan đến sự trao đổi chất của cơ thể, tình trạng này được gọi là kháng insulin. Insulin là một hormon của tuyến tụy giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Thông thường, thức ăn được tiêu hóa thành đường (glucose). Máu mang glucose đến các mô của cơ thể, ở đó các tế bào sử dụng nó làm nguồn năng lượng. Glucose vào được trong các tế bào với sự giúp đỡ của insulin.

Trong những người có đề kháng insulin, các tế bào bình thường không đáp ứng với insulin, và glucose không thể vào các tế bào một cách dễ dàng. Cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất insulin nhiều hơn (thường là loại kém phẩm chất) để giúp glucose đi vào tế bào. Kết quả là nồng độ insulin. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường khi cơ thể không thể tạo ra đủ insulin để kiểm soát đường trong máu về mức bình thường.

Thậm chí nếu mức glucose trong máu chưa đủ cao để được xem xét bệnh tiểu đường, thì mức glucose máu tăng cao vẫn có thể có hại. Trong thực tế, một số bác sĩ gọi tình trạng này là “tiền đái tháo đường.” Nồng độ insulin máu tăng lên sẽ làm tăng mức độ chất béo trung tính và chất béo trong máu khác. Tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng đến thận và dẫn đến huyết áp cao hơn. Những tác hại kết hợp của kháng insulin gây nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh khác.

  • Chuyển hóa lipid: triglycerides huyết tương thường tăng trong béo phì, tăng VLDL. Sự gia tăng lipoprotein có liên quan đến rối loạn chuyển hoá glucid nói trên làm cho gan sản xuất nhiều VLDL hơn. Cholesterol máu ít khi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi béo phì; nhưng nếu có tăng cholesterol trước đó thì dễ làm tăng LDL. HDL thường giảm khi có triglycerid tăng.
  • Chuyển hóa axit uric: axit uric máu thường tăng, có thể có liên quan đến tăng triglycerid máu. Cần chú ý đến sự tăng axit uric đột ngột khi điều trị nhằm giảm cân, có thể gây cơn gút cấp tính (do thoái giáng protid).

Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

  • Tuổi: Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng lên theo tuổi tác, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở lứa tuổi 20, và tăng lên đến 40% ở độ tuổi 60. Tuy nhiên, các dấu hiệu báo trước hội chứng chuyển hóa có thể xuất hiện ở tuổi niên thiếu.
  • Chủng tộc: Tây ban nha, Bồ đào nha và các nước nói tiếng Tây ban nha, người châu Á dường như có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa hơn các chủng tộc khác.
  • Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) – là thước đo của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI > 23, tình trạng béo bụng với dáng người quả táo (không phải dạng quả lê) làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
  • Tiền sử tiểu đường: Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn ở người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường type 2 hoặc bản thân có tiền sử bị tiểu đường khi mang thai.

Các tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormone sinh dục nữ cũng làm tăng nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Ngô Đắc Thanh Huy – Bác sĩ tim mạch – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm và thế mạnh trong lĩnh vực Chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, Siêu âm tim, chụp và can thiệp động mạch vành.

Mời bạn đọc đón xem số thứ 2 của bài viết “Hội chứng chuyển hóa và các bệnh lý liên quan

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi

Exit mobile version