Ukraine giải tán nhóm đàm phán với Nga về tình hình miền Đông

 

Chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã giải tán phái bộ nước này tại Nhóm liên lạc 3 bên (gọi tắt là nhóm đàm phán) nhằm tìm ra giải pháp hòa bình cho khu vực miền Đông.

Ukraine giải tán nhóm đàm phán với Nga về tình hình miền Đông

Ukraine giải tán nhóm đàm phán với Nga về tình hình miền Đông

Binh sĩ Ukraine ở chiến trường miền Đông

Tass đưa tin, trang web của Tổng thống Zelensky ngày 1/9 thông báo rằng: “Sắc lệnh số 167/2020 của Tổng thống Ukraine ngày 5/5/2020 về việc phái đoàn Ukraine tham gia Nhóm liên lạc ba bên sẽ trở nên vô hiệu”.

Ông Zelensky đồng thời bãi bỏ 6 sắc lệnh của ông Zelensky trong giai đoạn 2020-2021 về hoạt động của phái đoàn Ukraine tại Nhóm liên lạc và thành phần của phái đoàn. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày công bố.

Như vậy, ông Zelensky đã chính thức giải tán nhóm đàm phán với Nga về hòa bình ở miền Đông.

Trước đó, Nhóm liên lạc 3 bên có sự tham gia của đại diện Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã nhiều lần tổ chức các cuộc đàm phán ở nhiều cấp độ khác nhau. Từ đó, các thỏa thuận về tiến trình hòa bình cho Donbass, ở miền Đông (hiệp định Minsk) đã được ký kết vào tháng 9/2014 và 2/2015.

Một điều khoản quan trọng trong các thỏa thuận là yêu cầu Ukraine thực hiện luật về quy chế đặc biệt của một số khu vực ở vùng Donetsk và Lugansk. Theo thỏa thuận, người dân vùng Donbass sẽ được cấp quyền tự quyết về ngôn ngữ và khu vực này sẽ được thành lập dân quân.

Tuy nhiên, theo cáo buộc từ phía Nga, quá trình đàm phán đã bị đình trệ vì Ukraine từ chối thực thi “các điều khoản chính trị” của thỏa thuận hòa bình Minsk.

Nga cho rằng, Ukraine đã cố tình kéo dài các cuộc đàm phán ở Nhóm liên lạc từ thời cựu Tổng thống Petro Poroshenko cho tới thời ông Zelensky. Thêm vào đó, Moscow cáo buộc Kiev không đối thoại trực tiếp với 2 vùng ly khai Donetsk và Lugansk ở miền Đông về quy chế đặc biệt, mà chỉ yêu cầu kiểm soát Donbass.

Xung đột Nga – Ukraine 2022

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành một chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn (hay theo Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”) nhằm vào Ukraina, Liên Hợp Quốc gọi là Nga xâm lược Ukraina,[c] báo chí phương Tây gọi là “Nga xâm phạm Ukraina”, “chiến tranh Ukraina”, báo chí Đức gọi là “chiến tranh Putin”.

Chiến dịch bắt đầu sau một thời gian dài tập trung quân đội, sự công nhận của Nga đối với hai nước cộng hòa tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk trong những ngày trước cuộc đổ bộ, sau đó là việc Lực lượng vũ trang Nga tiến vào khu vực Donbas, miền Đông Ukraina vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Vào khoảng 06:00 giờ Moskva (UTC+3), Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về một hoạt động quân sự với mục tiêu “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina”; vài phút sau, các cuộc tấn công bằng tên lửa bắt đầu tại các địa điểm trên khắp đất nước, bao gồm cả gần thủ đô Kyiv.

Các lực lượng Nga được xác nhận là đã tiến vào Ukraina gần Kharkiv, lực lượng từ Nga, Belarus và Krym do Nga chiếm đóng. Biên phòng Ukraina tuyên bố rằng các đồn biên phòng của họ với Nga và Belarus đã bị tấn công. Hai giờ sau, vào khoảng 05:00 UTC, lực lượng mặt đất của Nga tiến vào Ukraina.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã phản ứng bằng cách ban hành thiết quân luật, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga và thông báo lệnh tổng động viên. Cuộc tấn công đã chịu sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, bao gồm nhiều lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Nga và một nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi Nga lập tức rút quân, trong khi các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra hàng loạt tại Nga và nhiều quốc gia khác.

Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi.

Exit mobile version