5 dạng đồ ăn có thể gây béo phì, bệnh lý tim mạch, đặc biệt là tạo điều kiện cho ung thư phát triển cần hạn chế:
Mục Lục
Các món chiên rán như gà rán, thịt chiên, khoai tây chiên
Theo ThS.BS CKII Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K, những đồ ăn có hàm lượng chất béo bão hòa (chất béo xấu) cao, nếu dung nạp một thời gian dài sẽ gây tăng cân, béo phì. Đặc biệt, các dạng đồ ăn này được xếp vào nhóm 2 theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về khả năng gây ung thư.
Ăn dưa muối, cà muối
Trong dưa, cà muối vừa có nồng độ muối cao, vừa có khả năng sản sinh thành nitrat trong quá trình lên men. Chất này chính là tác nhân gây nên ung thư dạ dày, đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng…
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông
Thịt chế biến sẵn được xếp vào nhóm 1 các thực phẩm có nguy cơ gây ung thư theo WHO từ năm 2015. Mức độ nguy hiểm này tương đương với hút thuốc lá. Rất nhiều người bệnh ung thư đường tiêu hóa có thói quen sử dụng nhiều các loại thịt chế biến sẵn, BS Nam cho biết.
Cá muối
Các nước châu Á có thói quen ăn đồ muối mặn, trong đó có cá muối. Tuy vậy, chính các đồ ăn này lại được xếp vào nhóm đồ ăn có nguy cơ cao gây ung thư vòm, họng miệng.
Các món ăn quá nóng
Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi niêm mạc của vùng hầu họng, khoang miệng, thực quản, đường ruột. Thậm chí, nó còn có thể gây ra những biến đổi ác tính của các cơ quan trên, từ đó các khối u ác tính sẽ hình thành.
Đó là 5 dạng đồ ăn dễ liên quan tới việc hình thành các tổn thương ác tính. Nếu có thể, bạn hãy hạn chế sử dụng những thực phẩm này, để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Ung thư
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể (di căn). Không phải tất cả các khối u đều là ung thư, có một số khối u thuộc vào nhóm lành tính, tức là khối u không xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của khối u ác tính bao gồm chảy máu bất thường, ho kéo dài không rõ nguyên nhân, sụt cân và những bất thường trong đại tiểu tiện. Mặc dù các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của ung thư, chúng cũng có thể có các nguyên nhân khác. Hiện nay có khoảng hơn 100 loại ung thư ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
Nguyên nhân
Việc sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 22% số ca tử vong vì ung thư. Ngoài ra còn có thêm 10% khác là do béo phì, kém ăn, lười vận động và sử dụng thức uống có cồn quá mức. Một số nguyên nhân khác bao gồm một số dạng phơi nhiễm, tiếp xúc với bức xạ và ô nhiễm môi trường.
Ở các nước đang phát triển, gần 20% nguyên nhân bệnh là do phơi nhiễm với các vi khuẩn hoặc virus như Helicobacter pylori, viêm gan B, viêm gan C, virus Epstein–Barr, nhiễm virus papilloma ở người và HIV. Các nhân tố này tác động bằng cách, ít nhất là góp phần, làm thay đổi các gen trong tế bào.
Thông thường, tế bào cần tích lũy một lượng không nhỏ những biến đổi về gen trước khi phát triển thành ung thư. Cũng có khoảng 5-10% bệnh là do di truyền các khuyết tật về gen từ trong gia đình. Ung thư thường được phát hiện nhờ vào các dấu hiệu và triệu chứng hoặc từ tầm soát. Những kết quả tầm soát ban đầu này thường sẽ được đánh giá kỹ hơn bằng chẩn đoán hình ảnh và được xác nhận bằng sinh thiết.
Phòng ngừa
Nhiều loại ung thư có thể được phòng ngừa bằng cách không hút thuốc, duy trì cân nặng khỏe mạnh, không uống quá nhiều rượu, ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nhất định, không ăn quá nhiều thịt chế biến và thịt đỏ cũng như tránh phơi nắng quá nhiều. Phát hiện sớm rất có ích, nhất là với ung thư cổ tử cung hay đại tràng. Ung thư thường được điều trị sự kết hợp của các phương pháp khác nhau như xạ trị, phẫu thuật, hóa trị và điều trị đích.
Quản lý đau cũng như các triệu chứng là một phần quan trọng trong điều trị. Chăm sóc giảm nhẹ là thiết yếu đối với những người ung thư ở các giai đoạn muộn. Cơ hội sống còn phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ của bệnh khi bắt đầu điều trị. Ở trẻ em dưới 15 tuổi ở thời điểm chẩn đoán, tỷ lệ sống sót 5 năm ở các nước phát triển trung bình vào khoảng 80%. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sống 5 năm trung bình năm là 66%.
Người Cao Tuổi TV – Không gian riêng dành cho người cao tuổi